TIN LIÊN QUAN | |
BIDV vượt mốc 1.000 điểm giao dịch | |
BIDV nhận giải thưởng House of The Year - Vietnam |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 7983/NHNN-TTGSNH chấp thuận thành lập 39 phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nâng số lượng phòng giao dịch của BIDV vượt mốc 1.000 điểm.
Không chỉ là số lượng
Như vậy, từ mức hơn 800 điểm giao dịch, chi nhánh, BIDV giờ đây đã có trên 1.000 điểm và chỉ kém đôi chút so với hệ thống của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Dấu mốc này còn cho thấy, các ngân hàng top đầu hệ thống đang cạnh tranh nhau ngày càng mạnh mẽ không chỉ ở chất lượng dịch vụ mà còn là sự hiện diện của thương hiệu. Giới quan sát cho rằng, việc mở rộng mạng lưới này còn cho thấy, BIDV đang đặt mục tiêu dẫn đầu các ngân hàng cổ phần Nhà nước.
Đại diện Ngân hàng BIDV và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, tháng 8/2017. (Nguồn: BIDV) |
Tuy nhiên, trên thực tế, việc mở rộng mạng lưới của BIDV không chỉ đơn giản là tăng số lượng phòng giao dịch. Nhận thấy những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong việc tiếp cận vốn tín dụng, BIDV đã sớm đưa ra các chính sách khơi thông nguồn vốn và đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện chỉ có khoảng 30% số DNVVN tiếp cận được vốn ngân hàng. Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, một số tổ chức tín dụng chưa thực sự mặn mà đối với khách hàng DNVVN do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động lớn. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chưa có các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNVVN. Đặc biệt, thủ tục tín dụng còn rườm rà, phức tạp cũng là một trong những nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng chưa thể giải ngân.
Nắm bắt được những khó khăn của DNVVN khi tiếp cận nguồn vốn này, BIDV đã thực hiện các giải pháp như cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất các khoản vay cũ… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng để duy trì sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, BIDV còn triển khai đơn giản hóa hồ sơ thủ tục xét duyệt tín dụng và giải ngân, áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước với mức tối đa 6,5%/năm.
Đáng chú ý, BIDV còn triển khai dịch vụ tư vấn dành cho DNVVN để nâng cao năng lực hoạt động. Theo đại diện BIDV, đây là dịch vụ riêng của BIDV nhằm hỗ trợ tư vấn các giải pháp tài chính cho DNVVN cũng như cung cấp các thông tin về tiềm năng, cơ hội phát triển các ngành nghề cho doanh nghiệp. Đồng thời, BIDV còn xây dựng bộ công cụ hỗ trợ DNVVN trong việc lập báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực, xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư cũng như hệ thống thông tin hỗ trợ DNVVN.
Dẫn đầu về thị phần DNVVN
Trong 9 tháng đầu năm 2017, BIDV đã phát triển mới 24.890 khách hàng DNVVN, trong đó 1.448 khách hàng có quan hệ tín dụng với dư nợ 9.892 tỷ đồng. Đến thời điểm này, BIDV là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần DNVVN tại Việt Nam với số lượng khoảng 225.800 doanh nghiệp, chiếm 93% tổng số doanh nghiệp tại BIDV và 32% DNVVN trong nền kinh tế. Dư nợ DNVVN tại BIDV khoảng 204.000 tỷ đồng, chiếm 24% tổng dư nợ của BIDV và khoảng 16% tổng dư nợ DNVVN trong nền kinh tế.
Mới đây, trong báo cáo tài chính quý II/2017, với lãi ròng chỉ tương đương một nửa kết quả đạt được trong quý trước đó, nhưng các mảng kinh doanh chính của BIDV đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập lãi thuần quý II đạt mức cao kỷ lục với 7.201 tỷ đồng. Trong khi đó, thu từ dịch vụ cũng ghi nhận mức cao nhất trong 10 tháng trở lại đây. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng gấp rưỡi lên 731 tỷ đồng.
Tổng tài sản của BIDV sau khi cán mốc 1 triệu tỷ hồi cuối năm 2016 đã tăng thêm 9,3% lên 1,1 triệu tỷ đồng vào ngày 30/6. Tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,93% từ mức trên 2% cuối năm trước. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) giảm, trong khi dư nợ nhóm 3 và 4 lại tăng nhẹ. Dư nợ ngắn hạn tăng trong khi BIDV giảm đáng kể kỳ hạn trung và dài hạn.
Ngoài gần 800 nghìn tỷ đồng cho vay khách hàng, BIDV còn cho vay, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác (78,3 nghìn tỷ đồng), đầu tư chứng khoán (155 nghìn tỷ đồng).
Tại Hội đồng cổ đông thường niên 2017, tăng vốn được lãnh đạo ngân hàng BIDV đánh giá là nhiệm vụ quan trọng trong năm nay. Tuy nhiên, đến nay, BIDV vẫn chưa tiết lộ phương án tăng vốn nào, hiện vốn điều lệ của Ngân hàng vẫn giữ ở mức 34.187 tỷ đồng. Ngân hàng cũng dự kiến có thể chi trả cổ tức năm 2016 tỷ lệ 7% trong quý II/2017. Với kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm, lợi nhuận chưa phân phối của BIDV hiện đã tăng lên 7.351 tỷ đồng, tương đương 21,4% vốn điều lệ của ngân hàng này.
BIDV giữ vững hạng tín nhiệm và triển vọng ổn định Tổ chức định hạng quốc tế Standard & Poor’s (S&P) vừa công bố kết quả định hạng tín nhiệm năm 2017 với Ngân hàng Đầu ... |
BIDV cam kết hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) vừa ký kết ... |
BIDV dành gần 1,6 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào lũ lụt BIDV vừa dành gần 1,6 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại do lũ lụt. |