Nhỏ Bình thường Lớn

Biển đảo Việt Nam: Ngăn chặn khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên

TGVN. Tỉnh Kiên Giang đang thực hiện các giải pháp tăng cường ngăn chặn hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, tác động xấu đến hệ sinh thái thủy sinh.

Tỉnh Kiên Giang đang thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản tự nhiên tại các thủy vực nội đồng, vùng biển ven bờ.

Các hoạt động trên là hành vi khai thác đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, tác động xấu đến hệ sinh thái thủy sinh.

Theo đó, tỉnh chỉ đạo các ngành, đơn vị chức năng hữu quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ vận chuyển trái phép và sử dụng hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, xung điện, dòng điện, ngư cụ đánh bắt có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác thủy sản, nghề lưới kéo khai thác ở vùng biển ven bờ.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng và huyện, thành phố tổ chức thực hiện cao điểm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện đánh bắt hải sản trái phép trên ngư trường tỉnh Kiên Giang.

Tiếp đến, các đồn, trạm biên phòng đóng trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ các tàu cá khi xuất và nhập bến, kiên quyết không cho ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định, chú trọng những phương tiện không đăng ký, đăng kiểm.

Mặt khác, tỉnh tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để kịp thời phát hiện xử lý các phương tiện tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để ra khơi khai thác hải sản.

Đặc biệt, Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thủy sản Kiên Giang triển khai thực hiện hiệu quả ngăn chặn và xử lý các phương tiện có những hành vi khai thác đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định gây suy kiệt nguồn lợi thủy sản trên ngư trường.

Biển đảo Việt Nam: Ngăn chặn khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên
Tỉnh Kiên Giang hiện có 9.877 tàu cá được quản lý, đăng ký, đăng kiểm. (Nguồn: Biển Việt Nam)

Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng điều tra, xác minh, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, kíp nổ, xung điện… theo quy định của pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang cùng với cơ quan thông tin đại chúng và các địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thủy sản để người dân hiểu được những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Cùng đó, khuyến cáo, vận động nhân dân không vi phạm pháp luật về thủy sản, tham gia đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh hiện có 9.877 tàu cá được quản lý, đăng ký, đăng kiểm; trong đó tàu chiều dài từ 15 m nước trở lên 3.991 tàu, đến nay đã có 3.477 tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Từ đầu năm đến nay, các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức hơn 40 cuộc tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lập biên bản 271 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử phạt 145 vụ số tiền 4,5 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm gồm không mua bảo hiểm thuyền viên trên; không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, sổ nhật ký khai thác thủy sản, trang bị thiết bị an toàn tàu cá; hoạt động sai vùng khai thác, tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu.

Nghị quyết Hội nghị TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Nghị quyết Hội nghị TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày 22/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ ...

Hình ảnh biển đảo Việt Nam lên tem bưu chính Pháp

Hình ảnh biển đảo Việt Nam lên tem bưu chính Pháp

5 bộ tem bưu chính mang vẻ đẹp của các vùng biển đảo Việt Nam sẽ chính thức được lưu hành trên toàn nước Pháp.

Học giả Italy ra mắt ấn phẩm về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Học giả Italy ra mắt ấn phẩm về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Ngày 19/9, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Việt Nam tại Turin (Italy), bà Sandra Scagliotti đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách ...

(Theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực