Biến đổi khí hậu: Việt Nam vượt thách thức ra sao?

AN BÌNH
TGVN. Trong bối cảnh thế giới kỷ niệm 5 năm Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, một cuộc tọa đàm thiết thực đã được tổ chức tại Hà Nội. Quy tụ các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau, các diễn giả đã cùng trả lời câu hỏi: Việt Nam có thể làm gì để vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 là một lời kêu gọi sự nhận thức mạnh mẽ hơn để bảo vệ hành tinh và hành động vì môi trường bằng việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu ...

Các diễn giả tại Tọa đàm. (Ảnh: An Bình)
Các diễn giả tại Tọa đàm. (Ảnh: An Bình)

Chính sách và hành động tích cực

Khẳng định ý nghĩa của Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, ThS. Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, chính cách thay đổi ý thức và cách tiếp cận đã giúp cho thỏa thuận này hiệu quả, được các quốc gia nỗ lực và đồng tâm thực hiện.

Cũng theo ông Phạm Văn Tấn, là một nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, nên ngay khi Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực vào năm 2015, từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê duyệt thỏa thuận và đề ra kế hoạch thực hiện đến năm 2030.

Đặc biệt, nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu đã được xây dựng thành một chương riêng trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và được Quốc hội thông qua vào ngày 17/11 vừa qua. Theo ông Phạm Văn Tấn, trong thời gian tới, Luật Bảo vệ môi trường sẽ được triển khai rộng khắp tới các đối tượng liên quan.

Trình bày về các xu hướng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, PGS. TS. Ngô Đức Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (Trường Đại học Việt Pháp) cho rằng, sự hợp tác trong việc trao đổi giải pháp ứng phó BĐKK là rất quan trọng. “Không chỉ có sự chủ động tích cực, trong hành trình đó, chúng ta cũng phải cảm ơn sự chung tay của các tổ chức phát triển, bạn bè quốc tế trong quyết tâm ứng phó với BĐKK”, PGS. TS Ngô Đức Thành nói.

Nói về tác động của BĐKK, PGS. TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng cho biết, ngành nông nghiệp đang rất vất vả để ứng phó và nguy cơ mất an ninh lương thực là ở trước mắt. Không chỉ bị ảnh hưởng, chính nông nghiệp cũng đang góp phần không nhỏ vào việc phát thải khí nhà kính.

“Bởi vậy, chúng ta phải áp dụng giải pháp bền vững hơn bằng cách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước và đất đai, thay đổi phương thức canh tác và sử dụng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, sử dụng ít phân bón hóa học, giảm thiểu thuốc trừ sâu... Ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực thích ứng cũng như tăng cường giảm thiểu tác động đến BĐKK”, PGS. TS Đào Thế Anh khẳng định.

Sự vào cuộc tổng thể

Tại tọa đàm, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) Ngụy Thị Khanh, người tâm huyết thúc đẩy các giải pháp xanh, giảm thiểu thải khí carbon ra môi trường và quản trị không khí, cho biết đã cùng các cộng sự tiến hành phân tích chuyên sâu về hệ thống năng lượng của Việt Nam, bao gồm về sử dụng năng lượng tái tạo không phụ thuộc vào than, giải quyết những thách thức của ô nhiễm nguồn nước không chỉ ở việc cung cấp nước sạch cho cộng đồng.

“Là ngành đóng góp tới 70% phát thải khí nhà kính nên năng lượng có vai trò rất lớn trong việc thực hiện ứng phó với BĐKK. Cùng với mở rộng quy mô phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta cũng không xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới, cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp về tích trữ và phát triển mạng lưới truyền tải năng lượng”, bà Ngụy Thị Khanh nhấn mạnh.

Trả lời cho câu hỏi “mỗi chúng ta chống biến đổi khí hậu như thế nào”, bà Bùi Thị Thanh Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng cho rằng, mỗi đối tượng đều có một cách thức riêng. Đối với cộng đồng địa phương, tổ chức của bà cùng làm việc với họ để tìm mô hình cân bằng giữa lợi ích kinh tế và sinh thái, môi trường.

Với học sinh, giáo viên, họ cần thực hiện tuyên truyền và các bài tập thực hành thực tế kết hợp chia sẻ kinh nghiệm. Còn với sinh viên thì họ tăng cường các hoạt động về phát triển bền vững và xây dựng lối sống sinh thái...

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Hương Giang - nhà sáng lập Quỹ Sống và dự án Nhà chống lũ lại cho rằng, vấn đề nhận thức là quan trọng nhất. Bởi vậy, các dự án xã hội của bà thường xuyên được thực hiện theo phương thức chung tay từ hộ gia đình.

“Tôi nghĩ giáo dục ở Việt Nam bên cạnh nặng về kiến thức với các môn học cơ bản như hiện nay thì cần đẩy mạnh giáo dục trách nhiệm con người với thiên nhiên và gìn giữ môi trường sống. Giáo dục vấn đề này mà thực hiện tốt thì công cuộc chung tay ứng phó với BĐKK tại Việt Nam sẽ hiệu quả hơn”, bà Giang nói.

Muốn thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta phải đẩy mạnh khôi phục rừng, tập trung tại những khu rừng nghèo hoặc những khu vực đã mất rừng để bảo vệ đất, giữ nước. Tăng cường bảo vệ những diện tích rừng hiện còn, nhất là những khu rừng nguyên sinh mà ở đó, tầng đất mặt với lớp mùn có tác dụng như một bể chứa nước lớn, điều tiết dòng chảy lũ trong mùa mưa và tăng dòng chảy cho mùa cạn.

PGS, TS Trần Hồng Thái

Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia:

Pháp: Đẩy nhanh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thành phố Paris triển khai nhiều sáng kiến mới

Pháp: Đẩy nhanh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thành phố Paris triển khai nhiều sáng kiến mới

TGVN. Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng ...

Chống biến đổi khí hậu: Sau đêm thảo luận căng thẳng, EU nhất trí về mục tiêu tham vọng

Chống biến đổi khí hậu: Sau đêm thảo luận căng thẳng, EU nhất trí về mục tiêu tham vọng

TGVN. Ngày 11/12, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí đặt mục tiêu khí hậu tham vọng hơn, tiến tới cắt ...

Nhìn lại thế giới 2020: Cuộc chiến với 'Mẹ thiên nhiên' chưa có hồi kết

Nhìn lại thế giới 2020: Cuộc chiến với 'Mẹ thiên nhiên' chưa có hồi kết

TGVN. Năm 2020 sẽ là năm đi vào lịch sử nhân loại như một cột mốc bi thảm do dịch bệnh Covid-19. Bức tranh ảm ...

AN BÌNH

Đọc thêm

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Logo chung của Singapore và Việt Nam trong năm 2025 thể hiện tâm thế hướng tới một mối quan hệ đối tác đã sẵn sàng cho tương lai của kỷ ...
CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á là sự tri ân đối với những nỗ lực không ngừng của cô trong việc đóng góp cho sự phát triển ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng ...
Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ...
Quy định mới về dạy thêm, học thêm, giáo viên cần lưu ý gì?

Quy định mới về dạy thêm, học thêm, giáo viên cần lưu ý gì?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó nêu các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm.
Giáo dục chuyển mình đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Giáo dục chuyển mình đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhìn lại quá trình phát triển giáo dục trong những năm qua có thể tự hào về những thành tựu đạt được nhưng cũng cần nhận thức rõ thách thức.
Đổi mới sáng tạo sẽ là 'chìa khóa' mở cánh cửa tương lai

Đổi mới sáng tạo sẽ là 'chìa khóa' mở cánh cửa tương lai

Với ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết và sự đổi mới sáng tạo, năm 2025, Việt Nam chắc chắn sẽ vươn mình mạnh mẽ.
Phương án tuyển sinh năm 2025 của 3 trường đại học lớn phía Nam

Phương án tuyển sinh năm 2025 của 3 trường đại học lớn phía Nam

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Người khuyết tật thường đối mặt với những định kiến xã hội vô hình, nhưng chàng trai khiếm thị Hoàng Nhật Minh đến từ TP. Hồ Chí Minh đã vượt lên tất cả.
Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định, đây là một vết gãy nhẹ nhưng vẫn cần thời gian hồi phục khoảng 10 tháng để tiền đạo Xuân Son trở lại thi đấu chuyên nghiệp.
Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm có sự gia tăng đáng kể.
Thông tin chính xác về dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Thông tin chính xác về dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh để cập nhật và chủ động cung cấp thông tin.
Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhà chức trách Nhật Bản đã bắt đầu tiêu hủy khoảng 50.000 con gà sau khi ghi nhận đợt bùng phát cúm gia cầm tại một trang tại ở tỉnh Iwate.
5 không khi ngủ vào mùa Đông để bảo đảm sức khoẻ

5 không khi ngủ vào mùa Đông để bảo đảm sức khoẻ

Vào mùa Đông, bạn cần điều chỉnh một số thói quen khi ngủ để bảo đảm sức khoẻ, chẳng hạn như không để phòng quá nóng, mặc quần áo dày khi đi ngủ…
Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ do chế độ ăn uống.
Phiên bản di động