Biển Đông: Australia và Nhật Bản quan ngại vụ tàu Trung Quốc ở đá Ba Đầu

Hồng Phúc
TGVN. Australia và Nhật Bản cho rằng việc Trung Quốc tập hợp một lực lượng tàu lớn tại Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng tại vùng tranh chấp đầy bất ổn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bức ảnh từ lực lượng bảo vệ bờ biển Philippine cho thấy tàu Trung Quốc ở rạn đá Ba Đầu ở Biển Đông ngày 7/3. (Nguồn: EPA)
Bức ảnh từ lực lượng bảo vệ bờ biển Philippine cho thấy tàu Trung Quốc ở rạn đá Ba Đầu ở Biển Đông ngày 7/3. (Nguồn: EPA)

Trong bối cảnh đội tàu thuyền số lượng lớn của Trung Quốc vẫn neo đậu gần rạn đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Australia và Nhật Bản là hai nước gần đây nhất lên tiếng bày tỏ quan ngại, cho rằng "những hành động gây bất ổn" này có thể làm gia tăng căng thẳng tại vùng biển tranh chấp.

Theo Rappler, đến ngày 24/3, Australia tiếp tục bày tỏ "quan ngại" về những động thái nói trên của Bắc Kinh tại vùng lãnh hải quốc tế nơi các nước cần duy trì thực hiện nguyên tắc pháp trị.

Đại sứ Australia tại Philippines Steven Robinson chia sẻ trên mạng xã hội Twitter: "Chúng tôi vẫn quan ngại về những hành động gây bất ổn có thể làm kích động leo thang căng thẳng".

Ông Robinson khẳng định: "Australia ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương an toàn, rộng mở và bao trùm. Biển Đông, một tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, được quản lý bởi các nguyên tắc và luật lệ quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)".

Tuyên bố của Australia được đưa ra chỉ một ngày sau khi cả Nhật Bản và Mỹ lên tiếng về động thái trên của Bắc Kinh, phản đối bất kỳ hành động nào có nguy cơ kích động căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Bình luận trên Twitter tối 23/3, Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Koshikawa Kazuhiko khẳng định: "Những vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp đến hòa bình và ổn định cũng như mối quan ngại đối với tất cả các nước.

Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng. Chúng tôi ủng hộ việc thực thi pháp trị ở vùng biển này và hợp tác với cộng đồng quốc tế để bảo vệ vùng biển tự do, rộng mở và hòa bình này".

Bắc Kinh chỉ trích Tokyo can thiệp vấn đề này, đồng thời cáo buộc Nhật Bản "là kẻ đầy tớ tay sai" của Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila bình luận trên Twitter: "Đáng tiếc là một số nước châu Á - vốn có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và bị kích động bởi mục tiêu vị kỷ nhằm kiềm chế nỗ lực phục hưng của Trung Quốc - lại sẵn sàng khúm núm đóng vai là kẻ đầy tớ của Mỹ".

Trước đó, ngày 23/3, Mỹ ủng hộ Philippines khi Manila bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của hơn 220 tàu thuyền được cho là của lực lượng dân quân biển Trung Quốc tập hợp thành hàng ở Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây Philippines).

Washington cũng ủng hộ việc Manila kêu gọi Bắc Kinh rút đội tàu này ra khỏi khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố: "Mỹ ủng hộ đồng minh Philippines khi bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của đội tàu dân quân biển Trung Quốc gần rạn đá Ba Đầu.

Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh ngừng sử dụng lực lượng dân quân biển để uy hiếp và kích động các nước khác, gây hủy hoại hòa bình và an ninh".

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 22/3 đã gửi Trung Quốc công hàm phản đối "hoạt động neo đậu và sự hiện diện mang tính đe dọa" của đội tàu thuyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức rút đội tàu ra khỏi khu vực.

Trang mạng express.co.uk dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nhận định sự hiện diện của đội tàu lớn Trung Quốc là một "hành động quân sự hóa khu vực mang tính gây hấn rõ ràng".

Đá Ba Đầu là một rạn san hô hình chữ V, có tổng diện tích khoảng 10km2, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ 'bênh' Philippines trong vụ đoàn tàu cá Trung Quốc tràn vào khu vực tranh chấp ở Biển Đông
Trung Quốc 'biện minh' gì về vụ hàng trăm 'tàu cá' xuất hiện ở Biển Đông?
Philippines: 220 tàu dân quân của Trung Quốc hiện diện ở Biển Đông là hành động khiêu khích
Phát hiện 200 tàu cá Trung Quốc tại rạn san hô ở Trường Sa

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Ukraine có thể có hàng chục tỷ Euro thông qua phát hành trái phiếu hoặc khoản vay, được bảo đảm bằng tài sản Nga bị đóng băng ở EU.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 17/4/2024.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Apple mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ...
Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Theo Apple Insider, dòng sản phẩm iPhone giá rẻ thế hệ mới (iPhone SE 4) sẽ được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera nhằm cải ...
Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động