Biển Đông: Tăng cường sự minh bạch thông qua công nghệ viễn thám

TS. Phạm Duy Thực
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ viễn thám trở thành vấn đề mới nổi, cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để góp phần cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tình hình thực địa trên Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự phổ biến thông tin viễn thám và hình ảnh vệ tinh cũng đặt ra yêu cầu các nước liên quan phải chia sẻ nhiều hơn các thông tin phản ánh đúng các diễn biến trên thực địa. (Nguồn: Defence Talk)
Sự phổ biến thông tin viễn thám và hình ảnh vệ tinh cũng đặt ra yêu cầu các nước liên quan phải chia sẻ nhiều hơn các thông tin phản ánh đúng các diễn biến trên thực địa. (Nguồn: Defence Talk)

Tại phiên 8 của Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 vừa qua, các học giả đã tập trung thảo luận chủ đề “Tăng cường sự minh bạch thông qua công nghệ viễn thám”.

Tham dự thảo luận phiên này có ông Gregory B. Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ; Đại tá về hưu Shichen Tian, nhà sáng lập và Chủ tịch Cơ quan quản trị toàn cầu (GGI) kiêm Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế về hoạt động quân sự trực thuộc GGI, Trung Quốc; ông Nguyễn Thế Phương, Nghiên cứu viên Dự án Đại sử ký Biển Đông (SCSCI), Việt Nam; và Đại tá về hưu Martin A. Sebastian, nguyên Giám đốc Trung tâm An ninh và Ngoại giao biển, Viện Hàng hải Malaysia (MIMA).

Vai trò gia tăng của công nghệ viễn thám

Các diễn giả và các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi học thuật sôi nổi về chủ đề công nghệ viễn thám ở Biển Đông (thông qua hệ thống nhận diện tự động (AIS), hệ thống giám sát tàu (VMS), hình ảnh vệ tinh…) trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Công nghệ viễn thám giúp cung cấp thêm thông tin và tăng cường nhận thức về hoạt động và hành vi trên biển của các loại tàu thuyền. Sự phổ biến thông tin viễn thám và hình ảnh vệ tinh cũng đặt ra yêu cầu các nước liên quan phải chia sẻ nhiều hơn các thông tin phản ánh đúng các diễn biến trên thực địa.

Khám phá sự thay đổi trong “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc

Một số diễn giả tập trung trình bày kết quả nghiên cứu dữ liệu viễn thám về hoạt động của tàu dân quân biển và tàu khảo sát biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Kết quả nghiên cứu của các diễn giả cho thấy nét mới trong chiến thuật điều động các lực lượng trên thực địa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thay vì sử dụng các tàu hải cảnh là lực lượng chính tham gia các vụ việc trên Biển Đông như trước đây, Trung Quốc thời gian qua sử dụng các tàu dân quân biển và tàu khảo sát là lực lượng chính để tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền, khiêu khích và mở rộng kiểm soát Biển Đông trong khi các tàu hải cảnh vẫn tiếp tục hoạt động và hỗ trợ các tàu dân quân biển và tàu khảo sát.

Tàu dân quân biển của Trung Quốc tràn ra Biển Đông

Ông Gregory B. Poling khẳng định, kể từ khi hoàn thành việc xây dựng các tiền đồn trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa vào năm 2016, Trung Quốc tập trung điều động các tàu dân quân biển để tăng cường quyền kiểm soát không gian Biển Đông trong thời bình. Bề ngoài các tàu dân quân biển của Trung Quốc hoạt động như các tàu cá thương mại, song thực chất phối hợp với các tàu hải cảnh và hải quân của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền trong vùng biển tranh chấp.

Tàu dân quân biển của Trung Quốc có hai loại chính, bao gồm tàu dân quân biển chuyên nghiệp và tàu đánh cá thương mại được tuyển chọn tham gia lực lượng dân quân biển theo chương trình trợ cấp (gọi là tàu đánh cá Trường Sa - SBFV).

Các tàu chuyên nghiệp thường được chế tạo theo các thông số kỹ thuật khắt khe hơn, gồm các tính năng quân sự, trong khi các tàu SBFV cũng có vỏ thép và có chiều dài ít nhất là 35 mét, nhiều chiếc dài hơn 55 mét. Dân quân biển chuyên nghiệp của Trung Quốc làm việc trong các doanh nghiệp kiểm ngư của Nhà nước và được hưởng lương. Cả dân quân biển chuyên nghiệp và SBFV đều tham gia các cuộc triển khai lớn nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc và đều có biện pháp chống tàu nước ngoài tiếp cận.

Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông xuất phát từ 10 cảng ở các tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Trong số 28 công ty được xác định là trực tiếp sở hữu các tàu dân quân, 22 công ty đóng tại Quảng Đông và 5 công ty đóng tại Hải Nam.

Dữ liệu viễn thám cho thấy mỗi ngày có khoảng 300 tàu dân quân đang hoạt động ở quần đảo Trường Sa. Chính quyền trung ương và địa phương của Trung Quốc trong những năm gần đây gia tăng tài trợ cho lực lượng dân quân biển, như trợ cấp nhiên liệu cho SBFV hoạt động ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa, trợ cấp đóng tàu dân quân chuyên nghiệp, trợ cấp lắp đặt và cải tạo trang thiết bị trên tàu cá, trợ cấp lãi suất vay đóng tàu, cung cấp các chương trình đào tạo, tuyển dụng các cựu quân nhân làm việc trong lực lượng dân quân biển…

Các chính sách trợ cấp hiện hành của Trung Quốc nhằm khuyến khích các tàu dân quân biển hoạt động trong vùng biển tranh chấp hơn là đánh bắt cá thuần tuý. Các tàu có chiều dài ít nhất 55m với công suất động cơ ít nhất 1.200 kw hoạt động ở Trường Sa được trợ cấp nhiên liệu đặc biệt với mức 24.175 CNY (khoảng 3.743,30 USD) mỗi ngày.

Tàu khảo sát biển của Trung Quốc hoạt động dày đặc ở Biển Đông

Ông Nguyễn Thế Phương cho biết, theo dữ liệu AIS trong 10 tháng qua, Trung Quốc điều động khoảng 20 tàu khảo sát hoạt động rộng khắp Biển Đông, có thời điểm có hai đến ba tàu khảo sát của Trung Quốc được triển khai cùng lúc. Các tàu này đều thuộc về các cơ quan dân sự ở Trung Quốc như Bộ Tài nguyên, Học viện Khoa học Trung Quốc và các trường đại học khác.

Nhiều tàu khảo sát trong số này được đóng sau năm 2012, là tàu nghiên cứu toàn diện, có thể thực hiện các hoạt động khảo sát khác nhau. Các tàu này cơ bản có các thiết bị, cảm biến và các thiết bị khác để thu thập dữ liệu đại dương và khí quyển.

Các tàu khảo sát của Trung Quốc phục vụ nhiều mục đích khác nhau, vừa kiểm soát trên thực tế, vừa nhằm mục đích dân sự và quân sự. Các tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động ở ba khu vực chính, gồm khu vực Đông Bắc Biển Đông xung quanh Pratas; khu vực phía Nam và Tây Nam Biển Đông, gồm Trường Sa; và phía Tây Bắc Biển Đông giữa Hải Nam và Hoàng Sa.

Ở phía Đông Bắc và xung quanh Pratas, các tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động nhằm kiểm soát không gian biển ở Pratas do Đài Loan kiểm soát và các động thái trên biển của các nước liên quan đến Đài Loan, đặc biệt là các luồng lạch dưới biển cho tàu ngầm di chuyển. Các tàu khảo sát của Trung Quốc nghiên cứu địa hình, dòng chảy và các vấn đề liên quan đến đáy biển, có thể cả việc triển khai các cảm biến và thiết bị ngầm hiện đại (cấp 12).

Ở phía Tây Nam, các tàu Trung Quốc rất chủ động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia. Các tàu khảo sát của Trung Quốc (HD-8, Hướng Dương Hồng 10, Shen Kuo…) hoạt động dọc theo đường phân cách giữa thềm lục địa và Trường Sa, một mặt để tìm kiếm tài nguyên, mặt khác khảo sát đáy biển, khảo sát đại dương và khí quyển để kiểm soát đường đi của tàu ngầm ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Tàu Hai Da Hao của Trung Quốc khảo sát ngoài Vịnh Cam Ranh nhằm nhận biết toàn diện về địa hình và đặc điểm đại dương của các khu vực xung quanh Cam Ranh để phát hiện, áp đảo và vô hiệu hóa tàu ngầm của Việt Nam trong lúc Trung Quốc tiếp tục hiện đại hoá khả năng chống tàu ngầm ở Trường Sa.

Các tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động gần Philippines một mặt nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Trung Quốc với khu vực này, gồm Scarborough, mặt khác nhằm mục tiêu chiến lược nhắm vào Mỹ và dự phòng trước sự mở rộng hiện diện tàu ngầm Australia trong tương lai qua Biển Sulu vào Biển Đông…

Các hoạt động khảo sát của Trung Quốc diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, kéo dài trong suốt thời gian qua. Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ luôn duy trì một tần suất nhất định các nhiệm vụ khảo sát ở Biển Đông với địa bàn hoạt động rộng khắp và thời gian không hạn chế. Điều này đảm bảo nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng quan trọng hơn tất cả là giúp Trung Quốc nắm vững và theo dõi các điều kiện khoa học thuận lợi để duy trì khả năng nhận thức hàng hải vượt trội của mình ở Biển Đông.

Một số báo cáo khoa học cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một mạng lưới nhận thức hàng hải bốn chiều ở Biển Đông, đặc biệt là xung quanh Trường Sa. Mạng lưới các cảm biến, thiết bị theo dõi dưới lòng biển, radar đặt trên các đảo nhân tạo, và vệ tinh trên không gian giúp Trung Quốc có khả năng theo dõi 24/24 động thái của bất cứ một bên liên quan nào khác trên thực địa.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông ‘Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn’
Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hành vi của các tàu Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế

Ông Gregogy B. Poling cho rằng các tàu của Trung Quốc vi phạm một số nguyên tắc của luật pháp quốc tế: hành vi ngăn chặn các hoạt động hợp pháp của các quốc gia có yêu sách khác trong vùng đặc quyền kinh tế của họ là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luậ Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Theo vị chuyên gia này, các tàu Trung Quốc hành động không an toàn nhằm cản trở hoạt động của tàu nước ngoài và tạo ra nguy cơ va chạm là vi phạm Công ước về các quy định quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển năm 1972 (COLREGS).

Trong khi đó, Đại tá về hưu Shichen Tian chĩa mũi nhọn vào Mỹ, tập trung phản bác các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Ông Shichen Tian cho rằng tình hình an ninh ở Biển Đông trở nên xấu đi do sự phổ biến tàu ngầm, gần đây là sự cố tàu ngầm của Mỹ, và rủi ro trong tương lai do AUKUS có thể tạo ra. Mỹ sử dụng dữ liệu công nghệ viễn thám hiện đại, tinh vi để bêu xấu Trung Quốc, phục vụ cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Sử dụng đúng đắn dữ liệu viễn thám

Bên cạnh ưu điểm giúp tăng cường hiểu biết về tình hình trên thực địa ở Biển Đông, các đại biểu cho rằng dữ liệu viễn thám, nhất là AIS có thể bị các nước thao túng và lợi dụng nhằm mục đích chính trị, tạo thông tin sai lệch và diễn giải sai để tuyên truyền phê phán nước khác.

Minh chứng là Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, thường sử dụng dữ liệu AIS không được kiểm chứng để “bêu xấu” Việt Nam rằng, Việt Nam điều động nhiều tàu dân quân biển xâm nhập vùng biển xung quanh Hải Nam và vùng biển của Malaysia. Trong khi đó, các tàu của Trung Quốc thường tắt AIS, tạo ra sự không minh bạch thông tin khi di chuyển, càng tạo ra nghi ngờ đối với hành tung của các tàu đó.

Để tăng cường sự minh bạch và sử dụng đúng đắn dữ liệu công nghệ viễn thám, các đại biểu cho rằng cần có cách tiếp cận toàn diện để xử lý dữ liệu công nghệ viễn thám; theo dõi dữ liệu một cách có hệ thống, nhiều lớp thông tin và so sánh với các cơ sở dữ liệu khác nhau về thông tin tàu, như hình ảnh vệ tinh, báo cáo của các cơ quan liên quan, tuyên bố từ các quan chức và tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia kỹ thuật của các công ty viễn thám để kiểm chứng dữ liệu.

Cựu Đại tá Martin A. Sebastian cho rằng cần sử dụng hệ thống giám sát tàu (VMS) để theo dõi tàu cá. VMS cho phép theo dõi, giám sát và kiểm soát nạn đánh bắt cá quá mức và quản lý hoạt động khai thác thủy sản. VMS có lợi thế hơn so với AIS do được kiểm soát bởi chính phủ, áp dụng để truy suất nguồn gốc tàu đánh cá thương mại và các tàu nội địa. VMS cũng có thể được kết hợp với dữ liệu AIS và các công nghệ theo dõi khác để xác minh thông tin, gồm quét mã QR các tàu thuyền và sử dụng thiết bị không người lái để giám sát.

Nếu các dữ liệu viễn thám và hình ảnh vệ tinh được kiểm chứng có độ chính xác cao có thể được sử dụng làm bằng chứng để đệ trình lên toà án quốc tế hoặc toà trọng tài trong các vụ kiện liên quan (ví dụ Philippines đã sử dụng các ảnh vệ tinh làm chứng cứ đệ trình lên Toà Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông).

Tóm lại, các đại biểu tại phiên 8 của Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 đã trao đổi học thuật sôi nổi về chủ đề công nghệ viễn thám ở Biển Đông. Đây là một vấn đề mới nổi, theo sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong thời gian tới, công nghệ viễn thám nên được quan tâm và đầu tư hơn nữa để góp phần cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tình hình thực địa trên Biển Đông, giúp các nước liên quan đưa ra đối sách phù hợp và công chúng hiểu đúng đắn hơn về tình hình Biển Đông.

Biển, đảo Việt Nam và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

Biển, đảo Việt Nam và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong ...

Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển

Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển

Ngày 1/12, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán vòng 15 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình ...
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động