Nhỏ Bình thường Lớn

Biên giới và sự chuyển đổi quan hệ quốc tế

Các đường biên giới quốc gia hiếm khi hình thành tự nhiên mà là do con người tạo ra. Tranh chấp về đường biên giới - có thể gọi là xung đột lãnh thổ - là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh từ xa xưa và cả trong thế giới hiện đại.

Sự cố định đường biên

 

Quá trình tan vỡ của các đế chế đa quốc gia lớn, bắt đầu vào khoảng đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục. Sự ly khai, chứ không phải sáp nhập, sẽ vẫn diễn ra. Sự xâm lăng và thôn tính các lãnh thổ láng giềng, một hiện tượng rất phổ biến cho đến giữa thế kỷ 20, sẽ trở nên ngày càng hiếm.

 

Sự chuyển đổi quy chuẩn lãnh thổ đi liền với sự phát triển luật pháp quốc tế. Những chuyến đổi này được soạn thành luật lệ và được thể chế hóa, trong các hiến chương, tuyên bố, quyết định của LHQ và nhiều tổ chức quốc tế khác. Điều này không có nghĩa là các quốc gia luôn hài lòng với vị trí đường biên của mình. Chẳng hạn, nhiều người dân Ba Lan vẫn xem một phần lãnh thổ Ukraine như lãnh thổ hợp pháp của họ. Bolivia phẫn nộ với những phần lãnh thổ bị mất cho Chile trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương vào thế kỷ 19. Còn các quốc gia ở châu Âu và Nam Mỹ ít khi đi đến chiến tranh vì những vấn đề này. Họ chấp nhận các đường biên hiện thời như một thực tế cuộc sống, mặc dù nó không phải luôn công bằng.

 

Sự cố định đường biên làm thay đổi quan hệ quốc tế theo chiều hướng tốt hơn hay xấu đi là do sự lớn mạnh chính trị xã hội của đa số quốc gia trong khu vực. Trong một khu vực, nơi mà hầu hết các quốc gia vẫn tương đối mạnh như châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Bắc Á, sự cố định đường biên dẫn đến sự ổn định và hạn chế xung đột biên giới. Ở các khu vực hầu hết các quốc gia đang yếu như châu Phi, Trung Đông hay Trung Mỹ, điều này thường dẫn đến xung đột quốc tế.

 

“Thế tiến thoái lưỡng nan an ninh” được loại bỏ?

 

Sự ổn định đường biên giữa các nước lớn sẽ tạo môi trường hòa bình và ổn định lớn hơn, vì các nước này không rơi vào “thế tiến thoái lưỡng nan an ninh” (thuật ngữ chỉ tình thế một quốc gia tăng khả năng an ninh vì mối đe dọa an ninh từ nước khác, tạo ra chạy đua vũ trang, tăng cường phòng ngự và khả năng chiến tranh bất ngờ). Bằng cách cấm sử dụng vũ trang để thay đổi hiện trạng đường biên, sự cố định đường biên làm giảm mối đe dọa tiềm tàng, rằng nền quốc phòng của một quốc gia được củng cố nhằm hướng tới nước láng giềng. Các quốc gia thường ít có ý định trình diễn sức mạnh quốc phòng với nước láng giềng, nếu họ không thấy lo sợ “hàng xóm” có thể sử dụng sức mạnh để thôn tính hay đe dọa.

 

Thế chiến I thường được đem ra làm dẫn chứng cho những hành động thâm hiểm của “thế tiến thoái lưỡng nan an ninh” mà các quốc gia phải đối mặt, khi tất cả các cường quốc lớn của châu Âu đều miễn cưỡng lao vào một cuộc chiến tranh lớn. Có thể nói, nếu có sự ổn định đường biên tồn tại ở châu Âu vào năm 1914, Áo và Đức sẽ không lo lắng về chính sách phục thù của Pháp hay sự bành trướng của Nga, nỗi sợ của Pháp và Anh về sức mạnh đang lên của Đức sẽ không dẫn đến cuộc chiến tàn khốc đến thế.

 

Trong một khu vực mà hầu hết các quốc gia mạnh về chính trị và xã hội, sự cố định đường biên giới giúp duy trì hòa bình và ổn định, loại bỏ các nguy cơ dẫn đến chiến tranh lãnh thổ, giảm sự lo lắng vì sự “tiến thoái lưỡng nan an ninh” và thúc đẩy hợp tác.

 

Alsace và Lorraine, là trung tâm của cuộc xung đột Pháp - Đức trong nhiều thế kỷ, đã thay đổi sự kiểm soát nhiều lần. Các tỉnh này từng được trao cho Vua Louis XIV của Pháp vào năm 1648, bị Thủ tướng Phổ Bismarck nắm giữ trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1871, bị Pháp thôn tính trong Hiệp ước Versailles 1919, bị Hitler xâm lấn vào năm 1940 và lại thuộc về Pháp vào năm 1945. Nhưng trong thời kỳ cố định đường biên, Alsace và Lorraine không còn là vấn đề xung đột quốc tế. Đức chấp nhận Alsace và Lorraine như một phần lãnh thổ vĩnh cửu của Pháp vào năm 1955, và trong các cơ quan của Đức không còn tìm thấy tài liệu nào quan trọng liên quan đến Alsace và Lorraine như là một phần lãnh thổ của Đức. Như vậy, sự cố định đường biên đã loại trừ nguyên nhân dẫn đến xung đột Pháp - Đức.

 

Các nguyên tắc luật pháp uti possodetis, điều luật xác định các đường biên giới theo các vị trí thời thuộc địa, dần dần được các quốc gia Nam Mỹ chấp nhận như là nền tảng cho các mối quan hệ quốc tế vào cuối thế kỷ 19, khi mà các quốc gia quan trọng nhất của khu vực này khá mạnh về kinh tế chính trị. Ít nhất là một trong những nguyên nhân giúp giảm các cuộc chiến tranh quốc tế là việc ổn định đường biên và sự lớn mạnh của các quốc gia.

 

Sự xâm lấn kinh tế - chính trị

 

Trong quá khứ, xâm lấn và thôn tính là những luật lệ của cuộc chơi. Ngày nay, các mối đe dọa từ bên ngoài vẫn còn tồn tại, nhưng không nguy hiểm đến sự tồn vong của các quốc gia như xưa và thường là mối đe dọa đến một bộ phận dân cư chứ không phải toàn thể đất nước.

 

Các quốc gia yếu về chính trị xã hội càng dễ gặp rơi vào tình trạng xung đột trong nước. Khi chính phủ yếu hoặc chưa được thành lập, các nhóm xung đột trong nước cũng phải đối mặt với tình trạng “thế tiến thoái lưỡng nan an ninh”. Điều này dẫn đến xung đột giữa các nhóm với nhau. Chẳng hạn, sự yếu kém của chính phủ ở Brundi đã dẫn đến xung đột giữa các nhóm tộc người vào thập kỷ 1990 và đầu những năm 2000.

 

Thực tế là một quốc gia không thể xâm lấn lãnh thổ quốc gia gia láng giềng một cách hợp pháp, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thao túng về mặt chính trị hay lạm dụng các lợi ích kinh tế. Ví dụ về sự xâm lấn kinh tế là sự dính líu của Zimbabwe trong chiến tranh CH Congo (1998-2004). Tổng thống Zimbabwe Mugabe thường công khai tuyên bố nguồn lợi kinh tế tiềm năng ở Congo trở thành một trong những lý do chính để Zimbabwe dính líu đến chiến tranh và những chính sách của ông phản ánh mục đích này. Sự can thiệp của Israrel ở Lebanon (1982-2000) và Syria (1976-2005), mặt khác lại đơn thuần chính trị.

 

Các ví dụ cho thấy, các quốc gia yếu là mục tiêu dễ tấn công, bởi các đồng minh trong nước dễ dàng liên kết với bên ngoài và thường quân đội các quốc gia này không mạnh. Sự xâm lấn ở đây không phải là về lãnh thổ, mà là về chính trị và kinh tế.

 

Mai Thảo(Theo Havard International Review)

Tin cũ hơn

Nga-Triều Tiên tích cực trao đổi đoàn, Bình Nhưỡng đón thêm khách từ Moscow sang thăm Nga-Triều Tiên tích cực trao đổi đoàn, Bình Nhưỡng đón thêm khách từ Moscow sang thăm
Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao? Slovakia: Tổng thống bất ngờ hủy hội nghị bàn tròn với các đảng trong Quốc hội, tình hình sức khỏe của Thủ tướng Robert Fico ra sao?
Chính quyền Iran tiết lộ lý do vụ rơi trực thăng chở Tổng thống, cảm thán 'giá như', hậm hực với Mỹ vì nguyên nhân gián tiếp Chính quyền Iran tiết lộ lý do vụ rơi trực thăng chở Tổng thống, cảm thán 'giá như', hậm hực với Mỹ vì nguyên nhân gián tiếp
Công tố viên ICC xin lệnh 'nóng' bắt giữ Thủ tướng Israel, Mỹ-Anh phản pháo, Washington dọa ra 'đòn' trả đũa để bảo vệ đồng minh Trung Đông Công tố viên ICC xin lệnh 'nóng' bắt giữ Thủ tướng Israel, Mỹ-Anh phản pháo, Washington dọa ra 'đòn' trả đũa để bảo vệ đồng minh Trung Đông
Quân đội Nga đưa Tổng thống Ukraine vào tầm ngắm, LHQ vẫn công nhận ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia Quân đội Nga đưa Tổng thống Ukraine vào tầm ngắm, LHQ vẫn công nhận ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia
Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường
Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran
Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự
Điểm tin thế giới sáng 21/5: Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân Điểm tin thế giới sáng 21/5: Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân
20 nghi phạm IS bị bắt ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ 20 nghi phạm IS bị bắt ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ
Tòa án Hình sự quốc tế yêu cầu 'trát' truy nã các lãnh đạo Israel và phong trào Hamas, phản ứng của Thủ tướng Netanyahu Tòa án Hình sự quốc tế yêu cầu 'trát' truy nã các lãnh đạo Israel và phong trào Hamas, phản ứng của Thủ tướng Netanyahu
Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov