Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Đào Mai Anh
Trong chính trị và giao thương quốc tế, các eo biển luôn có vị trí quan trọng. Một số "nút thắt" đặc biệt như Hormuz, Bosphorus, Malacca và Gibraltar... luôn được các quốc gia sở hữu sử dụng như một công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong thế giới ngày càng phụ thuộc nhau ngày nay, các eo biển không chỉ là những điểm nghẽn, “nút cổ chai” trên biển mà còn là tuyến đường thủy có tác động chiến lược đến thương mại, chính trị, an ninh và trao đổi văn hóa toàn cầu.

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối
Eo biển Hormuz là cửa ngõ quan trọng bậc nhất của ngành năng lượng thế giới. (Nguồn: Tehran Times)

Cửa ngõ quan trọng

Eo biển Hormuz đóng vai trò trung tâm trong địa chính trị Trung Đông. Tại chỗ hẹp nhất khoảng 34 km, chiều sâu không quá 60 m, nhưng eo biển Hormuz lại là cửa ngõ quan trọng bậc nhất của ngành năng lượng thế giới khi các tàu chở dầu của các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đều phải đi qua đây.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính mỗi ngày khoảng 21 triệu thùng dầu, trị giá gần 1,2 tỷ USD được vận chuyển qua eo biển này, tương đương gần một phần ba lượng dầu thế giới. Ngoài ra, lượng xăng vận chuyển qua eo biển này chiếm khoảng 20% tổng nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Nhiều năm qua, “cuộc chiến tàu chở dầu” đã khiến eo biển Hormuz nóng bỏng. Là cửa ngõ trung chuyển dầu thô thế giới - eo biển Hormuz luôn được coi là điểm nóng trong vòng xoáy căng thẳng. Eo biển Hormuz trên thực tế đã trở thành một mối đe dọa an ninh đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Từ 1980-1988, có tới 500 tàu chở dầu đã bị chìm trong cuộc xung đột giữa Iran và Iraq.

Theo các chuyên gia, bất cứ sự gián đoạn nào trong huyết mạch Hormuz cũng ảnh hưởng đến giá năng lượng và bất ổn kinh tế ở khu vực này. Quyền kiểm soát địa lý của Iran đối với phía Bắc của eo biển khiến nơi đây trở thành tâm điểm trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Tehran đã nhiều lần đe dọa sẽ chặn eo biển này, một động thái gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường dầu mỏ toàn cầu và làm leo thang đối đầu quân sự.

Malacca là eo biển nhộn nhịp chỉ sau Hormuz. Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, eo biển như điểm “thắt cổ chai” này là tuyến hải hành quen thuộc của các tàu buôn lẫn tàu dầu quốc tế. Hải trình qua Malacca là tuyến ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á, giúp vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi ngang Malacca với khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới. Về giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến hàng hải qua eo Malacca sánh ngang với kênh đào Suez và kênh đào Panama.

Đối với khu vực Đông Á, Malacca nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm một phần tư lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Malacca là tuyến đường không thể thiếu đối với các nền kinh tế khu vực, đặc biệt trong chuỗi cung ứng năng lượng, vận chuyển dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối
Hải trình qua Malacca là tuyến ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á, giúp vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á. (Nguồn: iStock)

Nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, cuộc cạnh tranh quyền lực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với các quốc gia như Trung Quốc đang tìm cách bảo đảm các tuyến đường thay thế, chẳng hạn như Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) để giảm sự phụ thuộc vào nút thắt này.

Bởi tầm quan trọng như vậy, nên các tàu thuyền qua lại nơi đây từ lâu đã thành mục tiêu của các vụ cướp biển cũng như các vụ khủng bố. Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới một phần ba các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp ngày càng có xu hướng tăng trong những thập kỷ gần đây. Những tên cướp biển thường “nằm vùng” ở phía Bắc eo biển và có xu hướng cướp các tàu thuyền cỡ nhỏ hay bắt giữ các thủy thủ đoàn để đòi tiền chuộc.

Huyết mạch kết nối

Eo biển Gibraltar, “bé hạt tiêu” nhưng là một trong những tuyến hàng hải có lưu lượng tàu cao nhất thế giới. Bao quanh bởi nhiều quốc gia của châu Á, châu Phi và châu Âu, Địa Trung Hải là vùng biển gần như khép kín, chỉ thông với Đại Tây Dương qua eo biển duy nhất là Gibraltar. Do đó, tuy về mặt tự nhiên, Gibraltar chỉ vỏn vẹn 6 km2 với 30.000 dân, nhưng lại là điểm nóng địa chính trị ở châu Âu, khiến Anh và Tây Ban Nha phải “lời qua tiếng lại”.

Eo biển này cho phép kết nối châu Âu với châu Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và tài nguyên. Là tuyến đường quan trọng cho tàu container và tàu chở dầu, giá trị chiến lược của eo biển này củng cố sự ổn định kinh tế cho các quốc gia xung quanh. Ngày nay, eo biển này đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động hải quân của NATO, củng cố sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Địa Trung Hải.

Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới ngăn cách giữa châu Âu và châu Á. (Nguồn: Bosphorus Cruises)
Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới ngăn cách giữa châu Âu và châu Á. (Nguồn: Bosphorus Cruises)

Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới, nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cách giữa châu Âu và châu Á với chiều dài 31 km; nơi rộng nhất là 3,7 km và hẹp nhất là 0,7 km, với độ sâu dao động từ 33 - 80 m. Bosphorus nối liền Biển Đen và Marmara, với trung bình hàng năm có khoảng 5.000 tàu thuyền đi qua, biến Bosphorus trở thành một trong những vùng biển thương mại sầm uất nhất thế giới. Số tàu thuyền di chuyển qua eo biển này ước tính cao gấp bốn lần tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Panama và gấp ba lần kênh đào Suez.

Vị trí chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép nước này tận dụng tuyến đường thủy ở Boshorus để gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị, củng cố vai trò chủ chốt của khu vực. Các chiến lược này hỗ trợ các tuyến thương mại quan trọng cho các quốc gia Biển Đen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển ngũ cốc, dầu và khí đốt tự nhiên. Nga cũng phụ thuộc vào eo biển này để tiếp cận các cảng nước ấm và đang phải đối mặt với những hạn chế đáng kể từ khi nổ ra xung đột với Ukraine.

Đặc biệt, trên eo biển đẹp này còn có cây cầu Bosphorus nối liền hai lục địa Á - Âu. Bosphorus được cho là eo biển đẹp nhất thế giới vì trong hành trình trên biển, người ta có thể thấy được nhiều di tích lịch sử trên bờ, như cung điện của đế chế Byzantine, giáo đường Sophie... Đặc biệt, đây còn là điểm cuối cùng của Con đường tơ lụa từng vang bóng một thời.

Eo biển Bering nằm giữa Nga và Alaska, nơi đứng trên đất Mỹ có thể nhìn thấy nước Nga bằng mắt thường, là biểu tượng của địa chính trị ở Bắc Cực. Khi băng ở Bắc Cực tan chảy, các tuyến vận chuyển mới sẽ xuất hiện, khiến eo biển này trở thành khu vực cạnh tranh giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc nhằm tiếp cận các nguồn tài nguyên chưa khai thác và các tuyến đường thương mại ngắn hơn.

Tiềm năng eo biển Bering như một tuyến vận chuyển chính ở Bắc Cực có thể cách mạng hóa thương mại toàn cầu bằng cách giảm đáng kể thời gian vận chuyển giữa châu Âu và châu Á. Việc kiểm soát tuyến đường này đóng vai trò trung tâm trong tương lai khai thác tài nguyên ở Bắc Cực, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản quý hiếm.

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối
Eo biển Bering là biểu tượng của địa chính trị ở Bắc Cực. (Nguồn: USNI)

Đòn bẩy địa chính trị

Theo Điều 37 Công ước Luật Biển 1982, trong giao thông hàng hải quốc tế, eo biển quốc tế là tuyến đường biển tự nhiên nối liền các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau như biển cả, vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải với biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế khác.

Trên thực tế, eo biển là tuyến đường huyết mạch kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Khoảng 90% thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển, với các eo biển chính như Hormuz, Malacca và Gibraltar tạo thành các động mạch của mạng lưới này. Sự gián đoạn ở các eo biển này có thể tạo hiệu ứng lan rộng khắp các thị trường toàn cầu, tác động đến giá nhiên liệu, chi phí vận chuyển và chuỗi cung ứng.

Các eo biển không chỉ có đặc trưng về địa lý mà còn đóng vai trò là huyết mạch quan trọng đối với đời sống chính trị và kinh tế của các quốc gia. Ngoài tầm quan trọng về kinh tế, các eo biển còn đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định địa chính trị của khu vực. Từ vùng biển giàu dầu mỏ của eo biển Hormuz đến các tuyến đường Bắc Cực mới nổi của eo biển Bering đã định hình các tuyến đường thủy có ý nghĩa chiến lược toàn cầu.

Các quốc gia kiểm soát các eo biển có ảnh hưởng đáng kể, sử dụng làm đòn bẩy trong các đàm phán quốc tế. Sự hiện diện của hải quân tại các tuyến đường thủy qua các eo biển chiến lược phản ánh sức mạnh và khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia. Khi sự cạnh tranh về tài nguyên và các tuyến đường thương mại ngày càng gia tăng, việc bảo vệ các eo biển này ngày càng được chú trọng, đòi hỏi những nỗ lực hợp tác mang tầm quốc tế để bảo đảm sự ổn định cho những cây cầu biển tự nhiên với sứ mệnh kết nối, giao lưu hàng hóa và văn hóa của nhân loại khắp các đại dương.

Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow

Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow

Nga đã chính thức áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ. Đây được cho là động thái đáp trả ...

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong ...

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Tối 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận, quân đội nước này đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn ...

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Sau vụ tấn công của Nga bằng tên lửa siêu thanh Oreshnik mới trong ngày 21/11, Đại sứ Ukraine tại Anh, cựu Tổng Tư lênh ...

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công vào mục tiêu quân sự trên đất Nga có thể khiến xung đột ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giao lưu nhân dân: Điểm nhấn hợp tác Gia Lai - Đông Bắc Campuchia

Giao lưu nhân dân: Điểm nhấn hợp tác Gia Lai - Đông Bắc Campuchia

Là cửa ngõ quan trọng trên vùng Tam giác phát triển, khu vực biên giới tỉnh Gia Lai là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đối ngoại rất ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Ngày 24/11, Chủ tịch Quốc hội đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự các hội nghị tại Campuchia.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế ...
Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 25/11/2024

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 25/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Trà Vinh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/11/2024.
Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Ngày 24/1, người dân Romania đã đi bỏ phiếu cho vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống
Cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Ngày 24/11, hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một khu ổ chuột ở thủ đô Manila của Philippines.
Giờ G sắp điểm, Tổng thống Biden chạy đua với thời gian hỗ trợ tối đa cho Ukraine

Giờ G sắp điểm, Tổng thống Biden chạy đua với thời gian hỗ trợ tối đa cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tăng cường hỗ trợ tối đa cho Kiev trong thời gian còn lại với tư cách người đứng đầu đất nước.
Romania bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Tổng thống, chính trị gia ủng hộ ông Trump nhiều cơ hội giành chiến thắng

Romania bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Tổng thống, chính trị gia ủng hộ ông Trump nhiều cơ hội giành chiến thắng

Ngày 24/11, người dân Romania bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vòng 1, mở ra cơ hội chiến thắng cho chính trị gia cực hữu George Simion.
Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Hội đồng Liên đoàn Arab dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 24/11 theo yêu cầu của Iraq để thảo luận về bức thư được Israel gửi tới HĐBA LHQ.
Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Ông Trump bổ nhiệm bà Brooke Rollins làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 23/11 đã bổ nhiệm bà Brooke Rollins, 52 tuổi làm Bộ trưởng Nông nghiệp - một trong những cơ quan liên bang quy mô nhất.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động