Biến thể mới của SARS-CoV-2 đang tăng nhanh trên toàn cầu có nguy cơ. |
Chiều 22/12, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận thông tin biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian gần đây.
Biến thể JN.1 thuộc nhóm biến thể cần quan tâm (VOI), theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron.
Theo Cục Y tế Dự phòng, hiện chưa có bằng chứng về sự tăng nặng so với các biến thể trước đó. Nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu.
Tuy nhiên số mắc Covid-19 nói riêng và các bệnh đường hô hấp khác nói chung được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là ở các quốc gia đang bước vào mùa đông. Điều này có thể làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện tại các cơ sở y tế.
Trong thời gian qua, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra các biến thể mới. Trên cơ sở thay đổi về đặc tính của virus, mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng liên quan hoặc hiệu quả của vaccine, thuốc điều trị, chẩn đoán, các biện pháp xã hội... WHO phân loại các biến thể của SARS-CoV-2 thành 4 nhóm.
Cụ thể gồm biến thể cần quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể được theo dõi và biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, tình hình Covid-19 vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.
Theo số liệu thống kê, mỗi tuần nước ta ghi nhận khoảng hơn 50 ca Covid-19. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với Covid-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp bệnh quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững bệnh Covid-19 giai đoạn 2023-2025.
Trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là, hãy chủ động đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
| Nâng trình độ, kỹ năng để lao động Việt Nam cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần chú trọng giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề để lao động Việt ... |
| Nghĩa vụ quân sự 2025: Danh mục mới về các bệnh tật thuộc sức khỏe loại 4 Về tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe đã được Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định chi tiết tại Mục ... |
| Tiêu chuẩn sức khỏe thi bằng lái C Xin cho hỏi tôi muốn thi bằng lái C, thì tôi cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sức khỏe gì? - Độc giả Minh ... |
| 5 phương pháp vận động giúp đốt cháy calo hiệu quả, mang lại lợi ích sức khỏe Đi bộ nhanh, nhảy dây, đạp xe, bơi vài vòng hoặc giãn cơ với một số động tác yoga trong vòng 20 phút có thể ... |
| AstraZeneca và hành trình phát triển bền vững cùng Việt Nam Trong gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, AstraZeneca đã có những đóng góp tích cực trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống ... |