Biến thể Omicron - 'Bài kiểm tra' cho kinh tế Trung Quốc

Vân Hải
Theo tờ The Economist (Anh), biến thể Omicron có thể gây ra sự gián đoạn mới và đặt ra một bài kiểm tra cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tỷ phú Jack Ma, người sáng lập nền tảng thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc, bắt đầu thành lập công ty đầu tiên của mình sau chuyến thăm Mỹ vào năm 1995.

Cao Dewang, ông chủ của Fuyao Glass, một công ty Trung Quốc nổi tiếng với bộ phim tài liệu American Factory (tạm dịch là Nhà máy Mỹ), mạo hiểm vào lĩnh vực sản xuất sau chuyến đi đến Bảo tàng Ford Motor ở Michigan.

Ý nghĩa quan trọng của bảo tàng chỉ xuất hiện khi ông Cao Dewang trên máy bay trở về nhà, và sau đó đã ngay lập tức đặt một chuyến bay trở lại Mỹ để thực hiện chuyến thăm thứ hai.

The Economist nhận định, điều này cho thấy du lịch là yếu tố sống còn đối với sự đổi mới. Nhưng thật không may, điều gì đúng với kinh doanh cũng đúng với virus. Tại một số thời điểm trên hành trình vòng quanh thế giới, virus SARS-CoV-2 đã tự tái tạo lại và phát triển.

Biến thể Omicron mới sẽ tiếp tục khiến Trung Quốc phải áp dụng các hạn chế chặt chẽ đối với việc di chuyển ra nước ngoài.

Biến thể Omicron - 'Bài kiểm tra' cho kinh tế Trung Quốc
Biến thể Omicron có thể gây ra nhiều gián đoạn cho nền kinh tế Trung Quốc hơn so với các nền kinh tế lớn khác. (Nguồn: AP)

Kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng đáng kể

Biến thể Omicron có thể gây ra nhiều gián đoạn cho nền kinh tế Trung Quốc hơn so với các nền kinh tế lớn khác. Không phải vì biến thể này sẽ lan rộng hơn ở Trung Quốc, mà ngược lại, đó là do Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn nguy cơ này.

Kể từ cuối tháng 5/2021, Trung Quốc đã ghi nhận 7.728 ca nhiễm Covid-19, trong khi Mỹ ghi nhận 15,21 triệu ca. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế di chuyển và tụ tập của Trung Quốc đã được thắt chặt hơn, đặc biệt là khi xuất hiện các đợt bùng phát dịch mới.

Tin liên quan
Chuyên gia lo ngại về Chuyên gia lo ngại về 'sức khỏe' của nền kinh tế Trung Quốc

Chính sách “không khoan nhượng” của nước này đối với Covid-19, hay còn gọi là Zero Covid-19 (Không Covid-19) chỉ nới lỏng rất hạn chế đối với các chuyến du lịch quốc tế. Trung Quốc yêu cầu du khách phải cách ly ít nhất 14 ngày trong một khách sạn được chỉ định.

Theo Wind, một công ty cung cấp dữ liệu, số người dân Trung Quốc Đại lục di chuyển qua biên giới đã giảm 99%.

Những hạn chế này đã ngăn không cho các biến thể trước đó lan rộng. Nhưng việc phong tỏa định kỳ tại địa phương cũng đã làm giảm sức tiêu dùng, đặc biệt là các dịch vụ như ăn uống. Do vậy, những hạn chế về du lịch xuyên biên giới sẽ gây ra những thiệt hại không thể nhìn thấy đối với sự đổi mới.

Theo một nghiên cứu của giáo sư kinh tế Mariacristina Piva thuộc Đại học Cattolica del Sacro Cuore ở Milan và các đồng nghiệp, cắt giảm một nửa chi tiêu đi công tác có thể làm giảm năng suất của một quốc gia tương đương như cắt giảm 1/4 chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Nếu Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn các chủng khác, biến thể này sẽ làm tăng khả năng bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, gây ra các đợt phong tỏa thường xuyên hơn. Nếu Trung Quốc phải duy trì các hạn chế nghiêm ngặt như những hạn chế mà nước này áp đặt ngắn hạn vào giữa tháng Tám, khi nước này đang chống chọi với một đợt bùng phát dịch ở thành phố Nam Kinh, thì thiệt hại về tăng trưởng có thể rất đáng kể.

Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, nếu áp đặt phong tỏa trong cả một quý, hậu quả là Trung Quốc có thể thiệt hại gần 130 tỷ USD trong tổng GDP.

Những kịch bản cho nền kinh tế

Biến thể Omicron không phải là mối đe dọa duy nhất đối với sự phát triển của Trung Quốc. Ngay cả trước khi phát hiện ra điều này, hầu hết các nhà kinh tế đều nghĩ rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại còn 4,5-5,5% trong năm tới, do sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản.

Nhưng những viễn cảnh tồi tệ hơn có thể tưởng tượng được. Theo Công ty tư vấn Oxford Economics, nếu lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc suy sụp tồi tệ như năm 2014-2015, thì tăng trưởng GDP có thể giảm xuống mức 3% trong quý IV/2022, kéo tăng trưởng cả năm xuống chỉ còn 3,8%.

Thay vào đó, nếu hoạt động đầu tư vào nhà ở sụt giảm nghiêm trọng như ở Mỹ hoặc Tây Ban Nha vào nửa cuối những năm 2000, thì tăng trưởng ở Trung Quốc có thể giảm xuống 1% trong quý cuối cùng của năm 2022. Điều đó sẽ khiến tăng trưởng trong năm giảm xuống 2,1%.

Cả hai kịch bản này đều khó có khả năng xảy ra. Oxford Economics đánh giá, xác suất lặp lại năm 2014-2015 là “trung bình” chứ không ở mức cao. Họ cho rằng khả năng lặp lại một thảm họa kiểu Mỹ hoặc kiểu Tây Ban Nha là thấp.

Cả hai kịch bản đều giả định rằng, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ chỉ phản ứng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.

Cho đến nay, “nỗi đau” của lĩnh vực bất động sản đang tạm thời bị gác sang một bên trước sức mạnh của các lĩnh vực khác. Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của ngân hàng Nomura chỉ ra rằng, xuất khẩu vẫn đang đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay vì Trung Quốc cung cấp hàng hóa gia dụng mà thế giới đang có nhu cầu rất lớn.

Nếu biến thể mới đưa mọi người trở lại làm việc tại nhà, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng làn gió thứ hai. Nhưng nhiều khả năng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại, thậm chí là giảm mạnh. Ông Lu cho rằng xuất khẩu sẽ không đổi trong năm tới, trong điều kiện giá được điều chỉnh và không đóng góp nhiều vào tăng trưởng của Trung Quốc. Do đó, nền kinh tế sẽ cần các nguồn trợ giúp khác.

Các lựa chọn kích thích hấp dẫn nhất sẽ không dành cho lĩnh vực bất động sản, vốn đã chiếm tỷ trọng quá lớn trong GDP của Trung Quốc. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc có thể cắt giảm thuế đối với các hộ gia đình, cải thiện mạng lưới an sinh xã hội và thậm chí phát phiếu tiêu dùng.

Vấn đề là người tiêu dùng có thể phản ứng chậm, đặc biệt là nếu bất động sản của họ đang mất giá. Ngay cả Chính phủ Trung Quốc cũng không thể buộc các hộ gia đình chi tiêu.

Một lựa chọn đáng tin cậy hơn là đầu tư công vào cơ sở hạ tầng “khử carbon” và cái gọi là cơ sở hạ tầng “mới”, chẳng hạn như trạm sạc cho xe điện và mạng viễn thông 5G. Tuy nhiên, khó khăn là những lĩnh vực này có quy mô quá nhỏ để bù đắp cho sự suy thoái nghiêm trọng của thị trường bất động sản, như Goldman Sachs chỉ ra.

Zero Covid-19 là bất biến

Các nhà phân tích tại ngân hàng Citigroup kỳ vọng rằng, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ ngăn chặn mức đầu tư bất động sản giảm vào năm 2022. Điều đó sẽ cho phép GDP tăng thêm 4,7%.

Tin liên quan
Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá? Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?

Citigroup tính toán để đạt được điều này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) sẽ phải cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thêm 0,5 điểm phần trăm và giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào đầu năm tới. Chính phủ trung ương sẽ cần phải nới lỏng lập trường tài khóa và cho phép chính quyền địa phương phát hành thêm trái phiếu “đặc biệt”.

Điều này cũng sẽ đòi hỏi Trung Quốc có những nỗ lực trực tiếp hơn để “ổn định”, nếu không muốn nói là “kích thích” thị trường bất động sản. Chính phủ sẽ cần tạo điều kiện cho người mua nhà dễ dàng hơn bằng các chính sách liên quan đến thế chấp tài sản và nới lỏng tỷ lệ cho vay tài sản được phép của các ngân hàng.

Các nhà kinh tế của Citigroup cho rằng, các nhà chức trách thậm chí có thể cho thấy việc thực thi các “ranh giới đỏ” sẽ được nới lỏng tạm thời, cụ thể là giới hạn các khoản vay của các nhà phát triển bất động sản, giới hạn nợ phải trả của các nhà phát triển so với vốn chủ sở hữu, tài sản và tiền mặt của họ.

Một trong những hạn chế mà Trung Quốc dường như không muốn nới lỏng, là các biện pháp hạn chế đối với việc đi lại quốc tế nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Các hạn chế này chắc chắn sẽ vẫn được giữ nguyên cho đến sau Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2/2022 và Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2022.

Các doanh nhân ở Thượng Hải đã bắt đầu nói về chính sách Zero Covid-19 vẫn tồn tại cho đến năm 2024. Loại virus này rất có thể sẽ biến đổi tiếp, nhưng chính sách của Trung Quốc là bất biến.

Kinh tế Trung Quốc 'thấm mệt' bởi chính sách Zero Covid?

Kinh tế Trung Quốc 'thấm mệt' bởi chính sách Zero Covid?

Mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc đang hoạt động tốt, nhưng chính sách "không Covid" (Zero Covid) cộng với các nhân tố khác đang ...

Trung Quốc: Lực đẩy từ hoạt động xuất nhập khẩu trước những ‘cơn gió ngược’

Trung Quốc: Lực đẩy từ hoạt động xuất nhập khẩu trước những ‘cơn gió ngược’

Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đều duy trì đà tăng trưởng hai con số.

(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21, Nghĩa nghi ngờ Vũ gian díu và có con với Hà nên chặn đánh tình cũ của vợ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn...
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4, dầu WTI và dầu Brent đều giảm.
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Tiếp tục tăng mạnh; giá ngô và đỗ tương làm thức ăn gia súc giảm

Giá heo hơi hôm nay 23/4: Tiếp tục tăng mạnh; giá ngô và đỗ tương làm thức ăn gia súc giảm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động