TIN LIÊN QUAN | |
Hàng ngàn con cua đỏ tràn lên bờ biển Mỹ | |
Chile: 20 tấn cá mòi chết dạt vào bờ biển | |
Biến đổi khí hậu đã xảy ra từ thời cổ đại |
Ông Long cho rằng các đại dương cạn kiệt oxy có thể "tác động đáng kể đến hệ sinh thái biển" và làm cho một số khu vực biển trở thành nơi không thể sinh sống đối với một số loài.
Sơ đồ sự mất oxy trong các đại dương. |
Trong khi một số sinh vật biển như cá heo và cá voi lấy oxy bằng cách nổi lên mặt nước, rất nhiều loài khác bao gồm nhiều cá và cua, thở bằng nguồn oxy có trong nước được hấp thu qua mang.
Biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên. Khi bề mặt đại dương ấm dần lên, khả năng hấp thụ oxy của nước biển giảm đi. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi nước ấm có khuynh hướng nổi lên trên, làm oxy khó lưu thông đến các vùng nước sâu hơn ở phía dưới. Điều này ảnh hưởng tới các sinh vật biển sống ở tầng nước sâu.
Ảnh hưởng sức khỏe sinh vật biển
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Global Biogeochemical Cycles, ông Long và nhóm của ông đã sử dụng phương pháp mô phỏng trên máy tính để dự đoán quá trình biến mất của oxy trong đại dương đến năm 2100.
"Nồng độ oxy trong các đại dương khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi của gió và nhiệt độ trên bề mặt nước, dẫn đến sự mất oxy trong các đại dương cũng khác nhau và có liên quan đến biến đổi khí hậu", ông Long cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, vào khoảng năm 2030 hoặc năm 2040, việc mất oxy do biến đổi khí hậu sẽ được phát hiện trong những khu vực rộng lớn ở Thái Bình Dương, bao gồm các khu vực xung quanh Hawaii và ngoài khơi bờ biển phía Tây của Mỹ. Các khu vực khác có thể bị tác động chậm hơn. Ví dụ ở các vùng biển gần bờ biển phía Đông châu Phi, Australia và Đông Nam Á, việc mất oxy do biến đổi khí hậu sẽ không tác động mạnh cho tới năm 2100.
Biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều tác động tiêu cực trong đó có việc làm giảm dần lượng khí oxy hòa tan trong nước biểnHoạt động của con người đã làm cho các đại dương trên Trái Đất trở nên ấm hơn, bị axit hóa và mức nước biển đang dâng cao. Nhưng một tác động nguy hiểm không kém của biến đổi khí hậu là sự mất dần lượng khí oxy hòa tan trong nước biển. |
Ông Long cho biết, việc biển mất đi oxy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái biển, nhất là đến sức khỏe và phát triển của các loài thủy sinh vật.
Ông Michael Mann, một nhà khoa học khí hậu tại trường Đại học Penn State (bang Pennsylvania, Mỹ) đã chia sẻ những mối quan tâm của đồng nghiệp với tờ Washington Post rằng các nghiên cứu đã bổ sung vào "danh sách những mối nguy hại do con người chúng ta đang gây ra cho đại dương thông qua việc chúng ta tiếp tục sử dụng các nhiên liệu hóa thạch”.
"Chỉ một tuần sau khi nhận được thông tin rằng 93% rạn san hô Great Barrier ngoài khơi nước Mỹ đã bị bạc màu do tác động của sự ấm lên trong nước biển hiện nay – điều chưa từng xảy ra trước đây ở đại dương, chúng ta có thêm một lý do để phải quan ngại sâu sắc về “sức khỏe” của các đại dương, trong đó bao gồm việc ưu tiên giảm phát thải khí cacbonic trong các hoạt động kinh tế" - ông Mann nói./.
Chile: 20 tấn cá mòi chết dạt vào bờ biển Đó là thông tin được Cơ quan Đánh bắt cá Quốc gia Chile xác nhận ngày 8/5. |
Axit trong nước biển đang phá hủy các rạn san hô Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố nghiên cứu cho thấy, nước biển, do bị axit hóa bởi sự nóng lên toàn cầu, đang ... |
Thủy triều đỏ làm chết hàng tấn ngao ở Chile Ngày 27/4, Bộ Quốc phòng Chile cho biết, thủy triều đỏ đã làm hàng tấn ngao chết tại vùng biển Grande de Cucao thuộc quần ... |
Khí CO2 khiến Trái Đất có màu xanh Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Climate Change (Mỹ) chỉ ra rằng, chính khí CO2 đã góp phần làm Trái Đất có màu ... |