Các cuộc biểu tình ở Mỹ nổ ra sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd. (Nguồn: Business Standard) |
Biểu tình ở Mỹ : Bệnh cũ tái phát TGVN. Biểu tình ở Mỹ và tình trạng bạo loạn sau đó lại bộc lộ một căn bệnh nội sinh của nước Mỹ. Sau dịch ... |
Trong một tuyên bố ngày 2/6, bà Bachelet cho rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã có "tác động tàn phá" đối với người gốc Phi và các sắc tộc thiểu số ở Brazil, Anh, Pháp và Mỹ, đồng thời kêu gọi khả năng tiếp cận dễ dàng hơn trong xét nghiệm y tế và chăm sóc sức khỏe dành cho những đối tượng này.
Bà Michelle Bachelet nói: "Virus này đang phơi bày những bất bình đẳng cố hữu bị phớt lờ trong thời gian quá dài. Tại Mỹ, các cuộc biểu tình nổ ra xuất phát từ cái chết của George Floyd đang nhấn mạnh không chỉ bạo lực của cảnh sát nhằm vào người da màu, mà còn cả những bất bình đẳng trong y tế, giáo dục, tuyển dụng và sự phân biệt chủng tộc cố hữu".
Trong khi đó, Đại diện Cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết, EU "sốc và kinh hoàng" về vụ công dân da màu George Floyd người Mỹ tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ, đồng thời lên án đây là hành động "lạm quyền".
Ông Borrell kêu gọi chính quyền Mỹ kiềm chế "sử dụng vũ lực thái quá" khi các cuộc biểu tình về vụ việc này đang lan rộng ra khắp nước Mỹ và Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho quân đội can thiệp.
Phát biểu với báo giới, ông Borrell nhấn mạnh: "Chúng tôi lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức... chúng tôi tin rằng người Mỹ sẽ phối hợp với nhau để hàn gắn đất nước".
Cái chết của người đàn ông gốc Phi George Floyd tại sở cảnh sát bang Minnesota đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ trong những ngày qua. Hiện hàng chục thành phố của Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm ở mức độ chưa từng thấy kể từ khi các cuộc bạo động bùng phát sau vụ ám sát nhà hoạt động Martin Luther King Jr. năm 1968.
Làn sóng biểu tình ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ cũng đã lan rộng ra các nước khác. Từ ngày 31/5, một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại Canada, Anh, Đức và New Zealand, bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội thời kỳ dịch bệnh.
Liên quan đến các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd, cùng ngày, Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ là rất đáng báo động, nhấn mạnh: "Tình trạng bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến ở Mỹ rõ ràng là rất đáng quan ngại".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, các cuộc biểu tình hòa bình tại Mỹ phản đối cái chết "gây sốc" của người đàn ông da màu George Floyd trong một vụ bắt giữ do cảnh sát thực hiện là "hoàn toàn chính đáng", đồng thời hy vọng các cuộc biểu tình hòa bình này sẽ không leo thang hơn nữa thành bạo lực và "sẽ tạo ra điều khác biệt tại Mỹ".
Bạo động tại Mỹ: Đốm lửa nhỏ, ngọn lửa lớn TGVN. Nếu không được xử lý, bạo động kéo dài có thể hủy hoại di sản nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump và khiến ... |
Biểu tình bạo loạn ở Mỹ: Ông Trump cam kết triển khai hàng nghìn binh sĩ để trấn áp, New York áp đặt lệnh giới nghiêm TGVN. Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông sẽ triển khai hàng nghìn binh sĩ và lực lượng thực thi pháp luật ... |
Bạo loạn ở Mỹ: Quy trách nhiệm cho các nhóm cực tả, ông Trump dọa liệt Antifa vào danh sách khủng bố, biểu tình lan sang Anh, Đức TGVN. Ngày 31/5, lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được tăng cường tại nhiều thành phố lớn tại Mỹ nhằm đảm bảo an ninh ... |