Chiến tranh đã qua đi, nhưng những đóng góp, cống hiến tuổi trẻ của thế hệ cha ông cho nền độc lập và khát vọng tự do của dân tộc vẫn luôn được thế hệ trẻ Việt Nam ghi nhớ, học tập noi theo. Họ đã và đang mỗi ngày phấn đấu để sống, cống hiến vì sự phát triển từng ngày của quê hương, cũng như giàu mạnh của đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 91 năm - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Mình (26/3/1931- 26/3/2022), và hướng tới kỷ niệm ngày 30/4 lịch sử, thế hệ Đoàn viên - thanh niên tỉnh Bình Phước đã xung trận với nhiều hoạt động “về nguồn” vô cùng có ý nghĩa.
****
So với các vùng miền khác trên dãy đất hình chữ S, Bình Phước được xem là vùng đất trẻ nhưng quân, dân và chính quyền Bình Phước đã không ngừng phát triển, thay đổi trong suốt hơn 25 năm tái thiết... đã tạo nên một Bình Phước không chỉ có những di tích lịch sử của quá khứ, mà đã và đang trở thành vùng đất trẻ và năng động, nhiều tiềm năng.
Hào hùng trang sử
Bình Phước có vị trí địa lý thuận lợi khi sở hữu hình đa dạng gồm cả cao nguyên, đồi núi và đồng bằng và là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ khi phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Cambodia và tỉnh Tây Ninh; Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Cambodia & tỉnh Đắk Nông.
Thăm Tượng đại chiến thắng tại TP. Đồng Xoài. |
Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên 6.876,6km2 (số liệu năm 2016), có 11 huyện, dân số toàn tỉnh khoảng 994,679 nhân khẩu và là nơi cư trú của 41 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm đến 19,6%, đa số là người S’Tiêng, một số ít là người Hoa, Khme, Nùng, Tày…
Bình Phước có ba huyện giáp biên là Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh, với chiều dài đường biên giới 260,433km. Hiện nay, Bình Phước có 4 cửa khẩu, trong đó có một cửa khẩu Quốc tế là Hoa Lư.
Là một tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế và xuất khẩu, du lịch, do đó, so với các vùng miền khác trên dãy đất hình chữ S, Bình Phước được xem là vùng đất trẻ. Tuy nhiên, quân, dân và chính quyền Bình Phước đã không ngừng phát triển, thay đổi trong suốt hơn 25 năm tái thiết như: cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông thông suốt, kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh là nông nghiệp, hình thành nhiều khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn FDI, văn hoá - giáo dục cũng phát triển vượt bậc, cộng động các dân tộc anh em đoàn kết cùng phát triển... tạo nên một Bình Phước trẻ và năng động…
Thăm căn cứ Tà Thiết - di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia. |
Tinh thần đó đã được hun đúc và nuôi dưỡng từ trong thời chiến tranh khi thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam kỳ, sau đó là đế quốc Mỹ… người dân trên vùng đất Bình Phước không sợ hy sinh, gian khổ, người trước ngã, người sau tiếp bước, để trong suốt cuộc chiến tranh chống xâm lược, người dân Bình Phước đã ghi tên vào trang sử vẻ vang của dân tộc them những dấu son chói lọi, cùng với các địa danh không thể nào quên, như Phú Riềng Đỏ, Căn cứ Tà Thiết, Sóc Bom Bo…
“Sông có nguồn, người có cội”
Chia sẻ với Thế giới và Việt Nam, bí thư tỉnh đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy cho biết, trong suốt tháng Thanh niên 2022, tỉnh đoàn Bình Phước, ngoài việc thực hiện nhiều công trình, nhiều hoạt động có ý nghĩa, còn tổ chức cuộc vận động kinh phí từ các nguồn lực, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa và các khu vực biên giới…
Đặc biệt, chương trình Trại sáng tác “Bình Phước, đất và người -tiềm năng và triển vọng” được diễn ra trong những ngày cuối tháng 3 vừa qua. Đây là chương trình hết sức nhân văn và có ý nghĩa do tỉnh đoàn phối hợp với Viện IMRIC tổ chức.
Thắp nhang tại Đền thờ Vua Hùng- Huyễn Phú Riềng |
Theo đó, Ban tổ chức đưa toàn đoàn đi thăm các công trình nổi tiếng của Bình Phước như: Quảng trường 23/3 - Biểu tượng của thành phố Đồng Xoài, của đất và người Bình Phước; Tượng đài chiến thắng Đồng Xoài; Tranh Phù điêu; Nhà trưng bày lưu niệm; Đài phun nước, Chùa Sóc Lớn (xã Lộc Khánh)…
Đồng thời, Tỉnh đoàn cũng phối hợp với các địa phương để đến tham quan và tìm hiểu các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ của tỉnh Bình Phước, như thăm khu mộ tập thể 3.000 đồng bào đã mất trong chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra trong suốt 32 ngày đêm tại thị xã Bình Long - đây là công trình được công nhận là di tích lịch sử và văn hoá quốc gia; Thăm tượng đài chiến thắng chốt chặn Tàu Ô - di tích lịch sử tại xã Tân Khai và nhà bia tưởng niệm ghi danh liệt sĩ Sư đoàn 7 và liệt sĩ thuộc các lực lượng vũ trang địa phương đã hy sinh tại đây.
Đặc biệt, khu căn cứ Tà Thiết thuộc xã Lộc Thành thuộc biên giới Lộc Ninh - một công trình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tại đây, khi được chứng kiến những hiện vật như bàn làm việc, khu vực ở và sinh hoạt trong thời kỳ kháng chiến của lãnh đạo cấp cao thuộc Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Những ngôi nhà được dựng nửa chìm nửa nổi, làm bằng cây rừng, lợp bằng lá trung quân đã nằm trong ký ức của mỗi người lính Cụ Hồ, nằm nép mình xen trong các tàn cây lớn và những bụi le đang cài chằng chịt… đã làm cho cảm xúc của các thành viên trong đoàn vỡ oà về một thời kỳ kháng chiến gian khổ và anh dũng của quân và dân ta, trong đó có quân và dân Bình Phước.
Thăm di tích lịch sử Căn cứ Tà Thiết và khu giao tế của Quân và dân Bình Phước trong kháng chiến trên địa bàn huyện Lộc Ninh. |
Ngoài ra, đoàn cũng đã được Tổng lãnh sự Campuchia tại TP.HCM hướng dẫn đi thăm cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Hunsen ở điểm X16 (xã biên giới Lộc Tấn) và chụp ảnh với cột mốc biên giới; Tham quan vườn quốc gia biên giới Bù Gia Mập; Thăm đồi Bằng Lăng thuộc ngọn núi Bà Rá hùng vĩ, tại đây đoàn cũng đã đến thắp hương Đền thờ liệt sĩ và đồng bào tử nạn núi Bà Rá và dừng chân ở Độ Sinh Tử trên đỉnh núi này, đã khiến các thành viên của đoàn đầy cảm hứng khi được ngắm nhìn toàn thị xã Phước Long ẩn hiện trong ống kính vào lúc sáng bình minh…
“Sông có nguồn, người có cội” - Nên những chuyến “về nguồn” được trải nghiệm và tham quan những công trình kiến trúc, những di tích mang dấu ấn lịch sử, đến viếng thăm và thắp nhang những tượng đài liệt sĩ… góp phần giúp nâng cao nhận thức, niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để sống xứng đáng với thế hệ cha ông đã đổ máu hy sinh cho một màu xanh hoà bình trên mảnh đất Bình Phước nói riêng và tổ quốc Việt Nam nói chung.
| Ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội Kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, hưởng ứng tháng Thanh niên và đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp ... |
| “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị” Sáng 26/2, tại TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tới dự lễ phát ... |