Một xe thiết giáp bắn tên lửa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ngày 17/5. (Nguồn: Quân sự Trung Quốc) |
Chính vì vậy, giới học giả Trung Quốc hôm 30/5 cho rằng PLAA có thể phối hợp với lực lượng hải quân và những đơn vị quân đội khác thực hiện các nhiệm vụ chống hạm.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 29/5 đưa tin một lữ đoàn thuộc Tập đoàn quân số 80 của PLA đã triển khai một đơn vị pháo phản lực tầm xa tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật tại vịnh Bohai và thử nghiệm hiệu quả công phá của rocket tầm xa đối với các loại mục tiêu trên biển khác nhau.
Theo CCTV, các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa PHL-03 đã đồng loạt đánh trúng và tiêu diệt mục tiêu trên biển, mặc dù những vật thể này luôn cơ động và khó định vị. Các bệ phóng tự hành sau đó nhanh chóng di chuyển tới vị trí mới và phát động một cuộc tấn công khác.
Trong khi đó, hãng Tân hoa xã hôm 28/5 đưa tin Học viện Pháo binh và Không quân thuộc PLAA đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật, trong đó sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng HJ-10 để tấn công các mục tiêu ở ngoài khơi biển Hoàng Hải.
Một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, yêu cầu giấu tên, nhận xét rocket tầm xa và tên lửa chống tăng thường được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, song PLAA đã chứng tỏ rằng 2 loại vũ khí này rất đa năng và có thể được sử dụng trong những nhiệm vụ chống hạm, nhờ các công nghệ tiên tiến được ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc phát triển trong nước, cũng như kỹ, chiến thuật thành thạo của các binh sĩ nước này.
Theo chuyên gia trên, PLAA có thể phối hợp với hải quân, không quân và pháo binh trong những hoạt động phối hợp chống tiếp cận đối với tàu chiến của đối phương nếu lực lượng này thực hiện hoạt động khiêu khích gần Trung Quốc, cũng như tham gia vào các chiến dịch đổ bộ và chống đổ bộ.