Bộ Công Thương đề xuất thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần. (Nguồn: VTC News) |
Thay đổi thời gian điều chỉnh
Theo đó, Bộ này xin giữ nguyên, không sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 38 Nghị định số 83 đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 95. Cụ thể, về thời gian điều hành giá xăng dầu, sẽ được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.
Trường hợp thời gian điều hành giá trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên đán), việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu thứ Năm là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết Nguyên đán, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết.
Trường hợp thời gian điều hành giá trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng với ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu ngày thứ Năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Siết quản lý quỹ bình ổn giá
Tại tờ trình, Bộ Công Thương cho biết, về việc rà soát, hoàn thiện một số nội dung kỹ thuật để phù hợp với quy định và tính khả thi trong triển khai thực hiện, nội dung dự thảo Nghị định đã được rà soát, sửa đổi: “Ngân hàng thực hiện phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp. Tài khoản này chỉ được sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương”.
Định kỳ 6 tháng, trước ngày 15/8, ngày 15/2 hằng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán (độc lập) chuyên đề về quỹ bình giá xăng dầu gửi về Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 15/8 được tổng hợp từ ngày 1/1 đến hết ngày 30/6. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 15/2 được tổng hợp từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12 năm trước liền kề. Bảo cáo kiểm toán chuyên đề về Quỹ bình ổn giá xăng dầu bao gồm: số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đầu kỳ báo cáo; tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ bảo cáo; tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo; tổng số tiền chỉ sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ bảo cáo; tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu cuối kỳ bảo cáo, chi tiết sao kê tài khoản ngân hàng trong kỳ báo cáo; Báo cáo kiểm kê sản lượng, chủng loại xăng, dầu thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của từng kỳ điều hành.
Dự thảo Nghị định cũng quy định, định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tình hình thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu của tháng trước liền kề, bao gồm: Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đầu kỳ báo cáo; tổng sản lượng, chủng loại xăng, dầu được thực hiện trích lập, chi sử dụng trong kỳ báo cáo; tổng số tiền trích lập Quỹ bình ổn giá xăng trong kỳ báo cáo; tiền lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương hoặc âm trong kỳ báo cáo; số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu cuối kỳ báo cáo; đồng thời, có trách nhiệm gửi kèm bản sao kê tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong kỳ báo cáo. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu, thông tin báo cáo.
Định kỳ trước các ngày 21/3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo chi phi đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam; premium (phần trả lãi cho người bán) đối với nguồn trong nước; chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về cảng (nếu có) về Bộ Tài chính.
Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo là 3 tháng và được tổng hợp từ ngày 1 của tháng thứ nhất đến ngày cuối cùng của tháng thứ 3 liền kề kỳ báo cáo và được thông báo vào ngày 10 tháng sau liền kề của kỳ báo cáo để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở, điều hành giá xăng dầu cho kỳ điều hành gần nhất tiếp theo.
Trước ngày 31/3 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để công bố vào ngày 1/7 hằng năm và áp dụng trong công thức tính giá cơ sở, điều hành giá xăng dầu cho kỳ điều hành gần nhất tiếp theo...
| Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Bộ Công Thương vừa có công điện số 7196/CĐ-BCT ngày 12/11/2022 gửi Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 19/11: Covid-19 ở Trung Quốc 'ám ảnh' thị trường; Bộ Công Thương 'mạnh tay' xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu Giá xăng dầu hôm nay 19/11, lo ngại về nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới ... |
| Nỗ lực 'giải bài toán' kinh doanh xăng dầu Giá xăng dầu thế giới biến động theo giờ, và hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Hiện nay, giá xăng dầu trong nước cũng ... |
| Sẽ sửa đổi 7 nội dung cấp bách trong kinh doanh xăng dầu Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu sẽ tập ... |
| Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện nghị định về kinh doanh xăng dầu Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, cơ quan liên quan thống nhất các nội dung liên quan đến công thức giá, ... |