Bộ Ngoại giao cập nhật chính sách pháp luật liên quan đến người nước ngoài trong bối cảnh Covid-19

Yến Trang
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao vừa cập nhật cho các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam một số quy định nhập cảnh, cư trú, cách ly và các vấn đề liên quan người nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Ngoại giao cập nhật chính sách pháp luật liên quan đến người nước ngoài trong bối cảnh Covid-19
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng chủ trì Hội nghị gặp mặt các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam nhằm cập nhật chính sách lãnh sự cho cơ quan đại diện nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đây là những vấn đề mà nhiều Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quan tâm và thường xuyên trao đổi với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thời gian qua.

Chính sách xuất nhập cảnh và cư trú

Ngay khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong nước vào tháng 3/2020, cũng như nhiều quốc gia, Việt Nam đã áp dụng biện pháp tạm dừng giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh, trừ các trường hợp đặc biệt.

Đồng thời, Việt Nam đã tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đơn phương với các nước: Hàn Quốc (bắt đầu từ ngày 29/2/2020); Italy (từ ngày 2/3/2020); Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Pháp (từ ngày 12/3/2020); Nga, Nhật Bản, Belarus (từ 12h00 ngày 21/3/2020); và tạm dừng hiệu lực giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt và thân nhân.

Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài, bao gồm: người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao và thân nhân; học sinh, sinh viên nước ngoài đang theo học tại Việt Nam và một số trường hợp vào chữa bệnh, nhân đạo.

Việc giải quyết nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài và người nước ngoài kể từ ngày 5/7 đến nay được thực hiện khá chặt chẽ, cơ quan mời, bảo lãnh phải có ý kiến đồng ý của địa phương về phương án cách ly (trừ trường hợp được miễn cách ly theo ý kiến của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo và nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày). Thẩm quyền giải quyết được phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban chỉ đạo với quy trình cụ thể cho từng nhóm đối tượng.

Từ ngày 31/8/2020, người nước ngoài nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày không phải cách ly y tế tập trung 14 ngày, song cơ quan, tổ chức mời đón phải xây dựng phương án nhập cảnh, phương tiện đưa đón, nơi lưu trú... để xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở và nơi đến làm việc.

Từ ngày 4/8/2021, người nước ngoài vào làm việc trên 14 ngày được cách ly tập trung 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày tiếp theo, nếu có Giấy chứng nhận tiêm chủng và Giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19, gọi tắt là Hộ chiếu vaccine.

Mặc dù vậy, theo phản ánh của một số Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, việc giải quyết cho chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam còn có một số vướng mắc trên thực tiễn, ví dụ như gặp khó khăn khi di chuyển giữa các địa phương khác nhau, thời gian cách ly được áp dụng khác nhau giữa các địa phương…

Đối với nhập cảnh của thành viên Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã giải quyết thuận lợi dù thời gian xét duyệt trong một số trường hợp còn kéo dài.

Với thực tiễn tiếp nhận, giải quyết các đề nghị nhập cảnh cho người nước ngoài được gửi thông qua Bộ Ngoại giao, cũng như từ các ý kiến, đề xuất của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, triển khai Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát quy trình nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài để kiến nghị cải tiến quy trình cho phù hợp với tình hình mới, đề xuất một số biện pháp kiểm soát y tế cụ thể, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch trong nước và nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thống nhất về thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và sẽ sớm có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hộ chiếu vaccine - 'thẻ thông hành' cho tiến trình mở cửa sau đại dịch Covid-19

Hộ chiếu vaccine - 'thẻ thông hành' cho tiến trình mở cửa sau đại dịch Covid-19

Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nhận định, hộ chiếu vaccine là "thẻ thông hành" quan trọng giúp Việt Nam sớm phục ...

Triển khai hộ chiếu vaccine

Từ khi một số quốc gia trên thế giới đạt tỉ lệ tiêm chủng cao và bắt đầu triển khai cấp giấy chứng nhận tiêm chủng, hộ chiếu vaccine, Bộ Ngoại giao đã nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về vấn đề này nhằm khôi phục và tạo thuận lợi cho đi lại quốc tế.

Từ tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Y tế thống nhất triển khai công nhận tạm thời hộ chiếu vaccine của nước ngoài và cho phép người nước ngoài sử dụng hộ chiếu vaccine được giới thiệu đến Bộ Ngoại giao hoặc được các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác nhận nhằm rút ngắn thời gian cách ly tập trung theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đến nay, có 72 mẫu hộ chiếu vaccine được giới thiệu. Danh sách các mẫu hộ chiếu vaccine thường xuyên được cập nhật tại Cổng thông tin điện tử của Cục Lãnh sự tại địa chỉ: lanhsuvietnam.gov.vn.

Trên thực tế, cho tới nay, Việt Nam đã thực hiện 3 chuyến bay thí điểm chở người mang hộ chiếu vaccine nhập cảnh Việt Nam và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Với vai trò chủ trì xây dựng, triển khai Chương trình hộ chiếu vaccine, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan xây dựng tiêu chí về hộ chiếu vaccine của Việt Nam, công nhận và sử dụng hộ chiếu vaccine của nước ngoài và các đối tác.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đã thông báo cho các Cơ quan đại diện nước ngoài Việt Nam về tiêu chí công nhận hộ chiếu vaccine, một số nước đã phản hồi tích cực về công nhận lẫn nhau đối với hộ chiếu vaccine.

Việc triển khai cấp hộ chiếu vaccine của Việt Nam trong thời gian tới cũng như thúc đẩy công nhận lẫn nhau về hộ chiếu vaccine là cơ sở để nới lỏng dần các hạn chế đi lại, nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ, khôi phục các ngành du lịch, khách sạn… để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Vấn đề này cũng sẽ được thực hiện đồng bộ cùng với các điều chỉnh chính sách liên quan như thị thực, biện pháp y tế sau nhập cảnh…

Bộ Ngoại giao cập nhật chính sách pháp luật liên quan đến người nước ngoài trong bối cảnh Covid-19
Công dân của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ có giấy chứng nhận tiêm chủng hay 'hộ chiếu vaccine' sẽ được sử dụng trực tiếp tại Việt Nam và giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày. (Nguồn: TTXVN)

Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Đối với người nước ngoài chưa thể xuất cảnh Việt Nam do dịch bệnh Covid-19, Chính phủ Việt Nam duy trì việc “tự động gia hạn tạm trú”, gần đây nhất là tiếp tục gia hạn đến hết ngày 31/10/2021.

Theo quy định này, các trường hợp sau sẽ được gia hạn tự động:

(i) Người nước ngoài nhập cảnh theo diện miễn thị thực, nhập cảnh bằng thị thực điện tử hoặc thị thực du lịch từ ngày 1/3/2020 đến nay được tự động gia hạn tạm trú đến hết ngày 31/10/2021, có thể xuất cảnh trong thời gian trên mà không phải làm thủ tục gia hạn tạm trú;

(ii) Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trước ngày 1/3/2020, nếu chứng minh được bị mắc kẹt do dịch Covid-19, được Cơ quan đại diện ngoại giao xác nhận bằng công hàm (có bản dịch tiếng Việt) hoặc có văn bản có xác nhận của cấp có thẩm quyền Việt Nam về việc bị cách ly hoặc lý do bất khả kháng khác… cũng được xem xét áp dụng tự động gia hạn tạm trú đến hết ngày 31/10/2021 và phải xuất trình Công hàm hoặc văn bản xác nhận nêu trên khi xuất cảnh.

Những thông tin về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam của Bộ Công an tại địa chỉ: https://xuatnhapcanh.gov.vn/vi.

Tiêm vaccine phòng Covid-19

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai chủ trương tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam không phân biệt quốc tịch, không phân biệt hình thức cư trú, việc làm.

Các cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành rà soát, tổng hợp những người nước ngoài có nhu cầu tiêm vaccine, hướng dẫn và tổ chức tiêm trên cơ sở lượng vaccine được phân bổ.

Theo thông tin chưa đầy đủ từ các địa phương, đến nay đã có hơn 43.000 người nước ngoài được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Thiết lập đầu mối liên lạc đối với người nước ngoài

Để kịp thời tiếp nhận phản ánh, yêu cầu của người nước ngoài trong thời gian dịch bệnh Covid-19 và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, các bộ ngành và địa phương đã thiết lập đầu mối ứng trực 24/24 giờ, với các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, phù hợp với đặc thù của từng địa phương có đông người nước ngoài.

Các thông tin liên lạc đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cục Lãnh sự hiện đang tập hợp các đầu mối liên lạc và sẽ sớm cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Cục.

Thăm lãnh sự

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, từ cuối năm 2020, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, các cơ quan chức năng Việt Nam đã quyết định tạm dừng tổ chức các hoạt động thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự. Giải pháp tạm thời này nhằm mục đích bảo đảm tuyệt đối phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các biện pháp phòng, chống dịch được điều chỉnh thời gian gần đây, Bộ Ngoại giao đã chủ động trao đổi với Bộ Công an và tiếp tục thúc đẩy nối lại hoạt động thăm gặp lãnh sự trong thời gian sớm nhất có thể.

Trong khi chưa có quy định mới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ các Cơ quan đại diện trao đổi thông tin với phạm nhân theo các hình thức phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam.

Bảo hộ công dân là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại

Bảo hộ công dân là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện hoạt động bảo hộ công dân.

Lần đầu tiên diễn ra Hội nghị Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài

Lần đầu tiên diễn ra Hội nghị Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài

Tối ngày 14/10 (giờ Việt Nam), lần đầu tiên, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội ...

(theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)

Đọc thêm

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 1/5.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình ...
Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước của Lý Hải chiếm ưu thế rạp Việt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Lọ Lem sinh năm 2006, tên thật là Mai Thảo Linh. Lọ Lem được nhận xét là thừa hưởng hoàn hảo những nét đẹp của cả ba và mẹ.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động