Bộ Ngoại giao sẵn sàng đồng hành với địa phương kết nối hợp tác và thu hút đầu tư nước ngoài

Văn Toại
Sáng ngày 15/4, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) diễn ra khai mạc Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan Ngoại vụ địa phương và tổng kết, tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành Ngoại giao, do Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan Ngoại vụ địa phương và tổng kết, tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành Ngoại giao ngày 15/4.
Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan Ngoại vụ địa phương và tổng kết, tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành Ngoại giao sáng ngày 15/4 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Tham dự Hội nghị có ông Trần Thanh Huân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao; ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao cùng 200 đại biểu đại diện các cơ quan ngoại vụ địa phương trên cả nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Thanh Huân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao cho biết, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động, những thách thức, đặc biệt từ các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh năng lượng và an ninh lương thực cũng như vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ, tài nguyên tiếp tục gia tăng.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến bất thường, tác động đến nhiệm vụ đối ngoại của ta. Bên cạnh đó, thế giới đang phải trải qua thời kỳ khó khăn về phát triển kinh tế, đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn tiếp diễn, đã tác động mạnh đến mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Để tiếp tục triển khai thành công chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, ông Trần Thanh Huân cho rằng, bên cạnh những hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, sự tham gia và phối hợp của các địa phương là rất cần thiết.

Các địa phương cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài thông qua việc tăng cường trao đổi các đoàn với các quốc gia và vùng lãnh thổ; ký kết thỏa thuận quốc tế trên nhiều lĩnh vực; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế thu hút sự quan tâm và tham dự của các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài...

Bộ Ngoại giao nói chung và các đơn vị trong Bộ luôn sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện và nhu cầu của địa phương.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: Bình Định là tỉnh cực Nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một trong những cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và Cảng biển quốc tế Quy Nhơn.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác ngoại vụ địa phương, hội nhập quốc tế theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta và đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, thu hút đầu tư...

Đặc biệt, những năm gần đây, tỉnh Bình Định đã phối hợp với Hội Gặp gỡ Việt Nam (Pháp) tổ chức các Hội thảo, Hội nghị khoa học quốc tế tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, đây là nơi duy nhất của Việt Nam đã đón tiếp hàng nghìn nhà khoa học từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến tham dự, trong đó có nhiều giáo sư đoạt giải Nobel, giải Field, Shaw, Kavli.

Cũng tại Hội nghị này, ông Trần Thanh Huân, Cục trưởng Cục Ngoại vụ đã thông qua kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ địa phương năm 2021 do Cục Ngoại vụ chủ trì, bao gồm kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ ngoại vụ địa phương; các sự kiện gặp gỡ và kết nối; quản lý đoàn ra, đoàn vào; hội nghị, hội thảo quốc tế; tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Trong đó, ông Trần Thanh Huân đặc biệt lưu ý đối với các địa phương về việc mở rộng hợp tác với các đối tác trọng tâm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ trong thời gian tới có xu hướng tiếp tục mở rộng hợp tác tại Việt Nam, tuy nhiên sẽ có khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư mới.

Do vậy, các địa phương nên chủ động tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác với các nhà đầu tư cũ. Các sự kiện như Gặp gỡ Nhật Bản, Gặp gỡ Hàn Quốc sắp tới là cơ hội tốt để các địa phương tiếp tục mở rộng hợp tác với đối tác này.

Mặc dù các sự kiện sẽ được tổ chức theo các nhóm địa phương có đặc điểm tương đồng như đã nêu, mỗi địa phương khi tham gia cần nêu bật thế mạnh riêng về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là về chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài tại địa phương (thủ tục hành chính thuận lợi, nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào và có trình độ, tay nghề); Các chính sách này cần đồng bộ với chủ trương, chính sách tại Trung ương và có tính lâu dài, ổn định, hạn chế thay đổi.

Trong thời gian diễn ra hội nghị (15-16/4), các đại biểu sẽ được phổ biến về chính sách đối ngoại Đảng và Nhà nước của Đại hội XIII; kế hoạch công tác của Bộ Ngoại giao và các địa phương; trao đổi về chủ đề hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20; phổ biến hướng dẫn Quyết định 06/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; một số điểm mới tại Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BNG-BNV ngày 28.6.2015 của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc UBND cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng sẽ tổng kết, tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành ngoại giao năm 2021; tổ chức tọa đàm về công tác quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại địa phương; lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ở khu vực biên giới và cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.

TIN LIÊN QUAN
Bộ Ngoại giao mở rộng cửa chào đón 81 'tân binh'
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: 5 nhiệm vụ của cán bộ ngoại giao
Xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ
Sáu yếu tố của nhà ngoại giao thế hệ Z
Ngoại giao trong tuần: Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng HĐBA về bom mìn; Việt Nam lên tiếng về Biển Đông
Ngoại giao Việt Nam: Hướng tới nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và những kỳ vọng đối với cán bộ ngoại giao tương lai

Văn Toại (từ Quy Nhơn)

Bài viết cùng chủ đề

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đọc thêm

Tối nay 29/12: Nhiều lợi thế, tuyển Việt Nam và HLV Kim Sang Sik sẽ lấy vé vào chung kết ASEAN Cup 2024?

Tối nay 29/12: Nhiều lợi thế, tuyển Việt Nam và HLV Kim Sang Sik sẽ lấy vé vào chung kết ASEAN Cup 2024?

Tuyển Việt Nam và HLV Kim Sang Sik cần sự tập trung cao nhất cho trận lượt về với Singapore, thay vì vội nghĩ đến tấm vé chung kết ASEAN ...
Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - West Ham vs Liverpool...
Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.
Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8%.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Đại sứ Lê Hồng Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam kể về 'duyên' đưa anh đến với Báo.
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Phiên bản di động