Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Chu Văn
Tổng Bí thư đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với các mục tiêu phát triển đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau phiên họp 27 của của Ban Chỉ đạo đến nay.

Trọng tâm là: Kết quả rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc theo Kết luận của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo; kết quả chỉ đạo xử lý những hạn chế, vướng mắc, bất cập về công tác giám định, định giá tài sản và công tác thu hồi tài sản liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; kết quả rà soát các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay chưa được thể chế hóa.

Đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế-xã hội

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đánh giá, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Từ sau phiên họp 27 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.132 vụ/2.188 bị can, truy tố 1.201 vụ/2.373 bị can, xét xử sơ thẩm 756 vụ/1.672 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ.

Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 1 vụ án; khởi tố bổ sung 25 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ án/76 bị can; kết luận điều tra bổ sung 1 vụ án/ 7 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án/46 bị can; xét xử sơ thẩm 3 vụ án/40 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án/149 bị cáo.

Nhất là, đã kết thúc điều tra vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn; ban hành cáo trạng truy tố các vụ án xảy ra tại tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam, tập đoàn Thái Dương; hoàn thành xét xử sơ thẩm, phúc thẩm một số vụ án trọng điểm theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, gồm: Vụ án xảy ra tại Dự án Sài Gòn-Đại Ninh (Lâm Đồng); Vụ án xảy ra tại Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; Vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan; Vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã hoàn thành kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Công ty AIC, tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An theo kết luận của Ban Chỉ đạo. Qua kiểm tra, đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật 381 tổ chức đảng, 819 đảng viên; trong đó có 57 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Riêng từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ diện Trung ương quản lý. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, xử lý các công trình, dự án kéo dài, có nguy cơ thất thoát, lãng phí. Đã rà soát, phân loại xử lý 1.315 dự án đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách, dự án PPP có khó khăn, vướng mắc.

Khẩn trương chỉ đạo thanh tra, xử lý khó khăn, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, phấn đấu đưa vào sử dụng trong năm 2025 theo Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Chỉ đạo xử lý khó khăn, vướng mắc, sớm đưa vào vận hành, sử dụng Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh và các dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành.

Một số địa phương đã chủ động đưa một số vụ việc lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo để tập trung xử lý dứt điểm.

Cơ quan điều tra Bộ Công an và Công an các địa phương đã khởi tố, điều tra một số vụ án về lãng phí theo phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực". Như vụ án “Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Dân và các đơn vị liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Ximăng Việt Nam (VICEM) và các đơn vị liên quan…

Các cơ quan chức năng đã chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng.

Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau phiên họp 27 đến nay, các cơ quan chức năng đã hoàn thành 12 kết luận về giám định, định giá; các cơ quan thi hành án dân sự thu hồi được hơn 6.000 tỷ, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 102.040 tỷ đồng.

Cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế của Đảng, pháp luật Nhà nước, trọng tâm là thể chế, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan sau sắp xếp, tinh gọn.

Rà soát, khắc phục những sở hở, bất cập, tháo gỡ được nhiều điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo động lực cho đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 170 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 69 luật, pháp lệnh, hơn 800 nghị quyết, nghị định về quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Ưu tiên thu hồi tài sản tối đa cho nhà nước

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước đang triển khai cùng lúc nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng mang tính cách mạng để phát triển đất nước.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải bám sát và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước; tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; ưu tiên thu hồi tài sản tối đa cho nhà nước, xử lý bằng kinh tế, dân sự, hành chính, cuối cùng mới là xử lý hình sự.

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, nhấn mạnh về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị; kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Cấp ủy, người đứng đầu các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác cán bộ và trong bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, địa phương khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính; chấn chỉnh tâm lý chờ đợi, trì hoãn giải quyết công việc, gây ách tắc, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thành tổng rà soát tài sản công của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn quốc để có phương án quản lý, bố trí, sử dụng sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Hoàn thành xử lý ngay trong năm 2025 đối với các cơ sở nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng sai mục đích.

Tổng Bí thư đề nghị tập trung kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực liên quan đến nhân sự đại hội đảng các cấp và Đại hội XIV của Đảng.

Nhất là điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến tập đoàn Thuận An, công ty AIC, Công ty Xuyên Việt Oil (giai đoạn 2), dự án sân bay Nha Trang... Phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 21 vụ án, kết thúc xác minh xử lý 5 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư nhấn mạnh phải tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác phòng, chống lãng phí, nhất là tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn, góp phần huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo.

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát kỹ lưỡng; làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài; đề xuất phương án xử lý và xác định rõ thẩm quyền xử lý đối với từng công trình, dự án, không để đùn đẩy trách nhiệm, sớm đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng, hoàn thành phương án xử lý trước 30/6/2025.

Ban hành Kết luận thanh tra (trước ngày 31/3/2025) và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đưa cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam vào sử dụng trước ngày 31/12/2025.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án điện năng lượng tái tạo và dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Tiến hành thanh tra, kiểm toán chuyên đề tại một số địa phương có nhiều dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tồn đọng kéo dài, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn; hoàn thành thanh tra chuyên đề về phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước quản lý trong năm 2025.

Tổng Bí thư yêu cầu tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, bổ sung, hoàn thiện phương hướng thực hiện trong Nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng.

Trước mắt, khẩn trương hoàn thành việc rà soát và trong năm 2025 phải thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã được đề cập tại Đại hội XIII của Đảng.

Tổng Bí thư nhấn mạnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trọng tâm là thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trên cơ sở chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đổi mới phương thức quản trị, điều hành, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, hạn chế tiếp xúc, trị dứt điểm căn bệnh nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời tiết giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng suất lao động.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập. Triển khai thực hiện sâu rộng, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; hình thành văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trở thành việc làm tự giác, tự nguyện, “như cơm ăn, nước uống, áo mặc hàng ngày” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tổng Bí thư đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với các mục tiêu phát triển đất nước.

Công tác tuyên truyền cần đa dạng và đi vào chiều sâu để làm thay đổi nhận thức, cảnh báo vi phạm và khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đồng thời tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để gây chia rẽ nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là trong thời điểm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Cũng tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội; nghiêm ...

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương ...

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đạt được yêu cầu phục vụ tốt phát triển kinh tế-xã hội

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đạt được yêu cầu phục vụ tốt phát triển kinh tế-xã hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu từ nay đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét ...

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ ...

Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đọc thêm

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Mức thuế ô tô 25% vẫn được áp dụng, nhưng sẽ không còn chồng lên mức thuế 25% đối với nhôm và thép mà Tổng thống Trump đã ký vào ...
Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Tôi đã có dịp trò chuyện cùng cựu chiến binh Nguyễn Tài Đạt, nghe ông kể lại những năm tháng chiến tranh gian khổ, hào hùng của dân tộc.
Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh ...
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Sự kiện 30/4 không chỉ là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ quá khứ hào hùng mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế hiểu hơn về ...
Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã tới thăm, động viên đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng ...
Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Nếu lịch sử lặp lại, Arsenal sẽ có rất ít cơ hội lọt vào trận chung kết Champions League sau thất bại trước PSG trong trận bán kết lượt đi.
Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Hội nghị thượng đỉnh do IEA tổ chức tạo sự thống nhất về cách tiếp cận tổng thể với an ninh năng lượng, giúp các nước chuẩn bị tốt hơn trước biến động toàn cầu.
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động