TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2016 | |
Đảng ủy Bộ Ngoại giao sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm 2016 |
Toàn cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tại buổi tọa đàm, trong phần thứ nhất, các đại biểu đã nghe đồng chí Vũ Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO đã thông tin về Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”.
Theo đó, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO hình thành ý tưởng trình đề án lên Bộ Ngoại giao năm 2009. Sau đó, Đề án được Ban Bí thư thông qua với mục tiêu lưu giữ và bảo vệ những dấu tích của Người, qua đó quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới qua hình ảnh của một con người Việt Nam tiêu biểu và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
Bộ Ngoại giao đã phổ biến Đề án đến các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (CQĐDONN) và được tất cả các CQĐDONN triển khai tại địa bàn của mình, kể cả ở địa bàn kiêm nhiệm với các hình thức, quy mô và mức độ khác nhau.
Theo đồng chí Vũ Bình, về hình thức triển khai, phổ biến nhất là tiến hành các hoạt động kỷ niệm ngày sinh của Bác dịp 19/5 hàng năm, đặc biệt là các năm chẵn, năm tròn với các hình thức tổ chức mít tinh, nói chuyện, tọa đàm, triển lãm, chiếu phim, giới thiệu sách, hội thảo, thi tìm hiểu... với sự tham gia của đông đảo cán bộ nhân viên cơ quan đại diện, kiều bào cùng bạn bè sở tại. Nhiều CQĐDONN đã tổ chức các hoạt động với sự tham gia của các chính đảng, giới học giả, truyền thông của sở tại và phát huy được hiệu quả tuyên truyền về tư tưởng, nhân cách, đạo đức và thiên tài của Bác.
Hình thức thứ hai được các CQĐDONN tiến hành thường xuyên là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho các đối tượng là người Việt Nam đang công tác, học tập ở nước ngoài, mở rộng đến các đối tượng kiều bào. Hình thức thứ ba là xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt tượng Bác tại một số địa bàn. Hiện nay, hình thức này đã được thực hiện tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.
Đồng chí Vũ Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO thông tin về Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”. |
Hình thức thứ tư là xây dựng các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên mang tên Bác, được triển khai tại những địa bàn Bác đã từng sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Pháp. Hình thức thứ năm là đặt bia, gắn biển đồng. Một số thành phố trên thế giới đã áp dụng hình thức này nhằm ghi lại sự kiện Bác đã từng đặt chân đến địa danh của thành phố như New Heaven (Anh), Vladivostok (Nga), Kolkata (Ấn Độ), Viện bảo tàng Văn minh châu Á (Singapore), Cảng Phòng Thành, Nam Ninh (Trung Quốc)...
Hình thức thứ sáu là đặt tên Bác cho trường, lớp, đường phố hay quảng trường. Hình thức thứ bảy là xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sách báo, phim về Bác. Gần đây, ngày càng có nhiều công trình viết về Bác, nghiên cứu về Bác do nước ngoài tự làm.
Hình thức thứ tám là tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm hoặc các chương trình học tập chính khóa cũng như các lớp tập huấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể kể tới việc Ấn Độ tổ chức Hội thảo khoa học về “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam qua cái nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (11-12/5/2015) tại Tirupati; Hàn Quốc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hàn Quốc và Việt Nam” tại Đại học Choson, thành phố Gwangju…
Hình thức thứ chín là các hoạt động mang tính nghệ thuật, sáng tạo được triển khai tại Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Chile và Canada. Nổi bật, Lào đã phát động cuộc thi sáng tác về Bác và kết quả đã có 51 ca khúc về Bác của 39 tác giả; Đại sứ quán ta tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc thi viết tiểu luận tìm hiểu về Việt Nam và Hồ Chí Minh cho nhân dân Ấn Độ từ tuổi 15 trở lên. Cuộc thi đã có gần 200 bài dự thi…
Đồng chí Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: Anh Sơn) |
Nói thêm về Đề án, đồng chí Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO chia sẻ, cuộc đời hoạt động cách mạng bôn ba khắp năm châu bốn biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn sâu đậm, được Chính phủ và nhân dân nhiều nước trên thế giới ghi nhận và tôn vinh. “Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới sống giản dị như vậy. Thực sự mỗi người dân Việt Nam có thể tự hào với thế giới về người cha lập quốc của mình”, ông Châu nói.
Vị Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO mong muốn, các cán bộ ngoại giao khi đi công tác tại các CQĐDONN tiếp tục sưu tầm tư liệu, bảo tồn, tôn tạo và mở rộng, phát triển và làm mới các khu di tích, tưởng niệm Bác; đồng thời có các sáng kiến để Đề án tôn vinh Bác ở nước ngoài là một việc làm lâu dài với các hình thức và nội dung phù hợp với từng địa bàn, từng nước, từng khu vực.
Đồng chí Vũ Đức Nam, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương quán triệt Kế hoạch triển khai Chỉ thị 05. (Ảnh: Anh Sơn) |
Trong phần thứ hai, các đại biểu đã nghe đồng chí Vũ Đức Nam, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương quán triệt Kế hoạch triển khai Chỉ thị 05 của Đảng ủy Khối và một số gợi ý triển khai Chỉ thị 05 đối với Bộ Ngoại giao.
Theo đó, Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII yêu cầu tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động 10 nội dung chủ yếu trong hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh; 4 nội dung chủ yếu trong hệ thống quan điểm, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và 7 nội dung chủ yếu trong phong cách Hồ Chí Minh.
Sau khi quán triệt những nội dung chủ yếu trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tư tưởng chỉ đạo của Chỉ thị 05; nội dung các hoạt động triển khai Chỉ thị 05, đồng chí Vũ Đức Nam khẳng định, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một giải pháp cơ bản, lâu dài để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Qua đó, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Đồng chí Hồ Minh Tuấn, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ phát biểu kết thúc tọa đàm. (Ảnh: Anh Sơn) |
Phát biểu kết thúc tọa đàm, đồng chí Hồ Minh Tuấn, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ đã cảm ơn các diễn giả tại tọa đàm, đồng thời nhấn mạnh, mỗi ngày, các cán bộ cần học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học và làm theo Bác giúp mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, nhân viên Bộ Ngoại giao hoàn thiện bản thân mình, biết xử lý đúng đắn trong quan hệ với nhân dân và trong công việc.
Hãy cố gắng học và làm theo Bác mỗi ngày là hành động thiết thực của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần thiết thực hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đồng chí Phó Bí thư thư thường trực Đảng ủy Bộ nói.
Đồng chí Hồ Minh Tuấn đề nghị, các đảng ủy, chi bộ trực thuộc tiếp tục quán triệt Chỉ thị 05 đến các đảng viên để việc học và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người thực sự đi vào cuộc sống.
Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng Ngày 20/1, Đảng ủy Bộ Ngoại giao phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị bồi dưỡng nghiệp ... |
Đảng bộ Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 16 Sáng 5/11, tại trụ sở Bộ, Đảng ủy Bộ đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ 16 ... |
Đảng ủy Bộ Ngoại giao kết nạp 21 Đảng viên mới Nhân kỷ niệm 69 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đẩy mạnh việc học tập, làm việc theo ... |