Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Chu Văn
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong cộng đồng người Việt tại Pháp tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao ý thức, coi trọng lợi ích dân tộc và phát huy tốt các điểm tương đồng giữa Pháp và Việt Nam, để phát triển và hội nhập thành công.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. (Nguồn: TTXVN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp, tối 5/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và các cơ quan của Việt Nam tại Pháp.

Tin liên quan
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị OECD, thăm Pháp: Chia sẻ tầm nhìn chung trên con đường phát triển và hội nhập Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị OECD, thăm Pháp: Chia sẻ tầm nhìn chung trên con đường phát triển và hội nhập

Mở đầu buổi gặp mặt, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã nêu bật những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại nước này, một cộng đồng lâu đời, đoàn kết, có truyền thống yêu nước, có thế mạnh về tri thức, được chính quyền sở tại đánh giá cao.

Đại sứ khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời kháng chiến cứu quốc cho đến công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp luôn có nhiều đóng góp thiết thực cho đất nước.

Đại diện các hội đoàn như Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), Liên đoàn Y tế Pháp-Việt (FSFV), Hội doanh nhân Việt Nam-Campuchia-Lào tại Pháp (VCLFrance), Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF), Hội tôn vinh văn hóa Việt (APCV), Câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam, hội Cánh diều, đại diện các phái võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp… đã giới thiệu những hoạt động của hội đoàn, bày tỏ sự trăn trở và mong muốn xây dựng cộng đồng ngày càng vững mạnh, đoàn kết, hướng về quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và đặc biệt là tiếng Việt cho thế hệ trẻ, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển của nước sở tại.

Nhiều ý kiến cũng nêu các đề xuất nhằm đưa hoạt động cộng đồng ngày càng trở nên hiệu quả hơn, đáp ứng được sự mong mỏi của bà con.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mong cộng đồng người Việt tại Pháp với bề dày trên 100 năm lịch sử, tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao ý thức, coi trọng lợi ích dân tộc và phát huy tốt các điểm tương đồng giữa Pháp và Việt Nam, để phát triển và hội nhập thành công. (Nguồn: TTXVN)

Trao đổi với bà con kiều bào, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những ý kiến đóng góp rất "sâu sắc, tâm huyết và trí tuệ" của đại diện các hội đoàn trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...

Bộ trưởng cho biết, Nhà nước Pháp đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam vì chính bề dày lịch sử và những đóng góp không ngừng cho sự phát triển của nước Pháp và đặc biệt cho quan hệ hữu nghị hai nước. Bộ trưởng khẳng định, Đảng và Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp này của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn vui mừng thông báo vắn tắt tình hình trong nước, từ phát triển kinh tế-xã hội đến bảo vệ an ninh quốc phòng, cũng như đối nội, đối ngoại, từ những thành quả trong phòng chống dịch bệnh đến nỗ lực giữ gìn chủ quyền lãnh thổ trong bối cảnh phức tạp như hiện nay.

Bộ trưởng khẳng định, có được điều này là do Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, với tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng nguyên tắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực...

Bộ trưởng nói: "Chính với đường lối quan điểm này nên Việt Nam vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục phát triển. Đây là cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta", đồng thời nhấn mạnh: "Và cũng chính với những quan điểm đối ngoại trên mà Việt Nam đã nhận được sự nể trọng của thế giới".

Hiện Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 trên tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 nước có quan hệ Đối tác chiến lược hoặc Đối tác toàn diện và nhiều nước đang đề nghị nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm với cộng đồng người Việt Nam tại Pháp. (Nguồn: TTXVN)

Về quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, trong cuộc gặp với người đồng cấp Pháp, bà Catherine Colonna, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị hai bên tiếp tục nâng cấp quan hệ song phương và Pháp coi Việt Nam là trung tâm trong chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương.

Ngược lại, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định Việt Nam cũng coi Pháp là trung tâm trong chính sách đối ngoại với Liên minh châu Âu (EU) vì Pháp là một thành viên rất quan trọng trong khu vực và có quan hệ lịch sử lâu đời, được nhân dân hai nước vun xới, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO và các cơ quan của Việt Nam tại Pháp. (Nguồn: TTXVN)

Trong cuộc gặp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã lắng nghe, giải đáp một số kiến nghị của bà con kiều bào và ghi nhận những ý kiến khác, sẽ cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước nỗ lực đáp ứng một cách tốt nhất những nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nói riêng và cộng đồng người Việt trên toàn thế giới nói chung.

Nhắc lại quan điểm của Nhà nước Việt Nam coi cộng đồng người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, là cầu nối hữu nghị với trong nước, Bộ trưởng mong rằng, cộng đồng người Việt tại Pháp với bề dày trên 100 năm lịch sử, tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao ý thức, coi trọng lợi ích dân tộc và phát huy tốt các điểm tương đồng giữa Pháp và Việt Nam, để phát triển và hội nhập thành công, đóng góp tích cực vào nước sở tại, đồng thời giữ gìn, lan tỏa bản sắc Việt và hướng về quê hương đất nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Catherine Colonna

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Catherine Colonna

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Pháp thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh cáo thẻ vàng (IUU) ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện các cam kết ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Chính phủ đã tổ chức hội nghị tổng kết ngoại giao vaccine, đánh giá toàn diện, sâu sắc, rút ra nhiều bài học quý báu ...

Hội chợ Paris 2023: Lan tỏa hình ảnh Việt Nam giàu văn hóa và sản phẩm truyền thống tại Pháp

Hội chợ Paris 2023: Lan tỏa hình ảnh Việt Nam giàu văn hóa và sản phẩm truyền thống tại Pháp

Danh nghiệp Việt Nam mong muốn mang các sản phẩm truyền thống và văn hóa Việt đến với người dân Pháp.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023, thăm chính thức Pháp và Czech

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023, thăm chính thức Pháp và Czech

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023, thăm chính thức Cộng hoà Pháp và ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/11/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/11/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 8/11. Lịch âm hôm nay 8/11/2024? Âm lịch hôm nay 8/11. Lịch vạn niên 8/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/11/2024: Ma Kết có nhân duyên tốt đẹp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 8/11/2024: Ma Kết có nhân duyên tốt đẹp

Tử vi hôm nay 8/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/11/2024: Tuổi Hợi tài chính nhiều may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/11/2024: Tuổi Hợi tài chính nhiều may mắn

Xem tử vi 8/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 8/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tham dự APEC 2024, thăm chính thức Chile ...
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng xuống đáy nhiều tuần, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động