Toàn cảnh phiên thảo luận Quốc hội chiều 23/10 Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV. |
Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều nay, Quốc hội nghe các báo cáo về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm 2024-2026; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nền kinh tế Việt Nam trải qua 3 giai đoạn cơ bản, từ phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ đà lây lan của đại dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, mở cửa lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới của kinh tế toàn cầu.
Trước những khó khăn, thách thức rất lớn, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã sáng suốt lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phù hợp với nhiều chủ trương, quyết sách lớn.
Tin liên quan |
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Một số nội dung sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri |
Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nước ta đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; mặc dù còn những hạn chế, bất cập nhưng về cơ bản đã đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: "Sau nửa nhiệm kỳ, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn; vẫn tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu".
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro.
Bên cạnh đó, sau đại dịch, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng...
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức. |
Về tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động để tổ chức thực hiện; trong đó, đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án.
Việc thực hiện Kế hoạch tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản bám sát mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 31/2021/QH15. Tuy nhiên, bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.
Trong thời gian tới, Chính phủ xác định tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Bên cạnh đó, đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để vừa chống chịu, thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, vừa tranh thủ thời cơ, cơ hội, động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng, tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững; tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực tiếp vấn đề vượt thẩm quyền; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin, thu NSNN thực hiện 9 tháng năm 2023 bằng 75,5% dự toán. |
Thu NSNN ở mức "rất tích cực"
Về tình hình thực hiện NSNN năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, thu NSNN thực hiện 9 tháng năm 2023 bằng 75,5% dự toán.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ, Quốc hội đã triển khai thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất,ước thu NSNN cả năm bằng dự toán Quốc hội giao; tỷ lệ huy động vào NSNN đạt khoảng 15,7% GDP.
Nếu kể cả khoảng 75 nghìn tỷ đồng giảm thu do thực hiện chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế, thu NSNN cả năm tăng khoảng 4,6% so dự toán. "Đây là mức rất tích cực trong bối cảnh hiện nay", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận định.
Về chi NSNN năm 2023, ước thực hiện 9 tháng bằng 59,7% dự toán. Về cân đối NSNN năm 2023, căn cứ đánh giá thu và chi NSNN, ước bội chi NSNN khoảng 4% GDP. Đến cuối năm 2023, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, dự toán thu NSNN năm 2024 tăng khoảng 5% so với dự toán và ước thực hiện năm 2023. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 15,3% GDP.
Về bội chi NSNN, bám sát mục tiêu Kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết của Quốc hội, dự toán bội chi NSNN năm 2024 bằng khoảng 3,6% GDP. Đến cuối năm 2024, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ nằm trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, với mức thu và bội chi NSNN như trên, dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2024 tăng khoản 1,2% so với dự toán năm 2023.
Báo cáo về Kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm 2024-2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, Kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm 2024-2026 được xây dựng với dự kiến tình hình kinh tế - xã hội từng bước cải thiện, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn được đảm bảo.
Dự toán thu NSNN được xây dựng ở mức tích cực, phù hợp với dự báo tăng trưởng kinh tế. Dự toán chi NSNN xây dựng chặt chẽ, theo quy định của pháp luật, ưu tiên bố trí chi đầu tư, triệt để tiết kiệm các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực sự cấp thiết, đảm bảo nghĩa vụ chi trả nợ lãi, viện trợ, dự phòng, dự trữ quốc gia.
| Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho 'cuộc chơi' chung Việt Nam đang dần trở nên quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thậm chí, có thể nói, đã đến lúc thế giới ... |
| Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng hệ sinh thái đầu tư kinh doanh lành mạnh, ổn định, bền vững Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và xác định rõ, khu vực kinh tế có ... |
| Các chuyên gia kinh tế và PetroVietnam cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, dự báo quý IV/2023 và năm 2024 Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận xét, "bối cảnh địa chính trị và kinh tế hiện đang diễn biến phức tạp nhất trong ... |
| Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam và Saudi Arabia Ngày 19/10, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC, Thủ tướng Chính ... |
| Nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam: ‘Tấm áo mới’ rộng và đẹp hơn Trong tầm nhìn đến năm 2045, đội ngũ doanh nhân Việt Nam được kỳ vọng sẽ có quy mô, năng lực và trình độ đáp ... |