Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kha Ninh
Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, tri thức may và mặc áo dài Huế, lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai, nghề làm nhang ở Tây Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo tiền đề để các địa phương có thể xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor

Ngày 12/8, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Quảng Ngãi cho biết, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định công nhận nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor (H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào dân tộc Cor (Quảng Ngãi) tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu từ hàng ngàn năm trước, được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc Cor.

Cây nêu của người Cor thường có 3 loại ứng với mỗi sinh hoạt văn hóa xã hội khác nhau. Nhưng cao nhất là cây nêu được dựng vào ngày Tết ngã rạ (cao khoảng 10 - 15 m).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghi thức trong lễ hội của đồng bào Cor bên cây nêu. (Ảnh: Hoàng Tâm/Báo Văn hoá)

Phần thân cây nêu được trang trí hoa văn 2 màu đen, đỏ tượng trưng cho trời và đất. Thân cây nêu còn được treo những bộ Gu (bằng gỗ có vẽ hoặc điêu khắc những hình ảnh hay họa tiết mang yếu tố tâm linh của người Cor) và mâm thờ.

Có thể coi đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tạo hình và hội họa dân gian đặc sắc. Cùng với bộ Gu, cây nêu còn được treo những con chim chèo bẻo gỗ. Trên đỉnh cây nêu cũng có gắn một con chim chèo bẻo. Đây là hình tượng một loài chim luôn bắt sâu, châu chấu, cào cào để bảo vệ cây lúa. Người dân tộc Cor coi chim chèo bẻo là chim trời do thần linh phái xuống giúp họ. Chính vì thế người Cor không bao giờ săn bắt hay ăn chim chèo bẻo.

Mỗi khi dựng cây nêu, người Cor phải làm lễ cúng với những nghi thức rất thiêng liêng. Cây nêu là cầu nối tinh thần của người Cor với thần linh. Có những bài cúng trong những bước khác nhau khi ghép nối cây nêu hoặc khi treo những bộ Gu. Nghi lễ dựng cây nêu chỉ có ở người Cor. Đó chính là di sản văn hóa được tôn vinh từ năm 2015.

Tri thức may và mặc áo dài Huế

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi danh “Tri thức may và mặc áo dài Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Phan Thanh Hải cho biết, đây chính là thành quả của công tác triển khai Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” với mực tiêu bảo tồn và phát huy giá trị tri thức may, mặc áo dài Huế và là tiền đề để triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu Huế - Kinh đô Áo dài.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các nghệ nhân và thợ may áo dài chăm chút từng công đoạn như cắt, may, luôn tà, và làm nút, biến chiếc áo dài thành một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng giá trị văn hóa Huế. (Nguồn: Người Hà Nội)

Chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm. Từ chiếc áo dài xứ Bắc xưa xẻ giữa thân trước thành hai vạt không có khuy, đến chiếc áo dài Đàng Trong mà vạt được xẻ thành tà áo.

Áo dài Huế hình thành từ chính tâm hồn và nét thẩm mỹ của người Huế, mang trên đó những nét duyên dáng riêng có của mảnh đất Đàng Trong. Có lẽ cũng kể từ đó, phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình.

Chiếc áo dài Huế được thêu may tinh tế và sắc sảo bởi đôi bàn tay khéo léo của những con người xứ Huế. Từ lâu đã trở thành một món quà lưu niệm văn hóa, tinh thần độc đáo không thể thiếu cho những ai mỗi khi đến Huế.

Trong các kỳ Festival Huế, không thể không nhắc đến Lễ hội áo dài - một trong những chương trình chính thức, mang đậm chất văn hóa Huế đã góp phần làm phong phú và đa dạng chương trình lễ hội. Đến với lễ hội áo dài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế nổi tiếng. Ở đó, tà áo dài của người phụ nữ Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung, từ quốc phục được biến hóa qua bàn tay tài năng của người nghệ sĩ để trở thành những bộ sưu tập mang dáng vẻ cổ kính đến hiện đại trên các chất liệu vô cùng phong phú và đa dạng.

Theo ông Phan Thanh Hải, hiện nay, áo dài Huế đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Những chiếc áo dài được cắt may, thêu thùa tinh tế và sắc sảo bởi đôi tay tài hoa của người thợ xứ Huế đã để lại bao ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát huy một nét văn hóa đặc sắc, quý giá của dân tộc.

Việc công nhận này là điều kiện, cơ sở quan trọng để Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hoàn thiện hồ sơ “Tri thức may và mặc áo dài Huế” nhằm đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ “Tri thức may và mặc áo dài Huế” để đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Làng Tiếu Mai xưa, tức làng Mai ngày nay có cách đây 1.500 năm, là một làng Việt cổ nằm kề bên bờ Bắc sông Cầu (Như Nguyệt). Làng Tiếu Mai ngày nay bao gồm 3 thôn: Mai Thượng, Mai Trung và Thắng Lợi. Người già trong làng kể rằng, khi giặc Tống đến xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt dựng lên chiến tuyến sông Như Nguyệt để ngăn chặn quân thù.

Những ngày đó, dân làng Tiếu Mai thường xuyên dùng thuyền vận chuyển giúp đỡ quân Lý Thường Kiệt qua sông tạo thế bất ngờ đánh giặc, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt vào ngày 17/2/1077, quân Tống thất bại nặng nề khiến cho chúng "bạt vía kinh hồn" phải rút quân về nước.

Những cái tên như ngã ba sông Xà, gò Xác, nghè Ngũ Giáp đã trở thành địa danh lịch sử. Tại ngã ba Xà, điểm hội tụ giữa sông Cầu và sông Cà Lồ, đây cũng chính là nơi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà - bản Tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đội bơi tranh tài tại Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai. (Nguồn: Bắc Giang)

Lễ hội bơi chải bắt nguồn từ tục diễn xướng chiến thắng Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tống. Từ đó cứ 5 năm một lần, vào ngày 10/3 (âm lịch) người dân làng Mai tưng bừng mở hội kỷ niệm chiến công oanh liệt của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt.

Thông thường, Hội bơi chải kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động tín ngưỡng, trò chơi dân gian hấp dẫn đã trở thành lễ hội truyền thống của cả một vùng cư dân ven bờ sông Cầu. Đến hội người xem như được chứng kiến âm hưởng dậy sóng hào hùng của cha ông từ ngàn xưa vọng về. Quá khứ, hiện tại như hòa quyện vào nhau, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần thượng võ của người dân hai bên bờ Như Nguyệt.

Đến nay, lễ hội bơi chải còn lưu giữ được nhiều nét bản sắc tôn vinh những người có công với tổ tiên qua những nghi thức trang trọng thể hiện tinh thần thượng võ của nhân dân vùng Kinh Bắc.

Với những ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, truyền thống, có sức lan tỏa mạnh mẽ, Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là nền tảng quan trọng để lễ hội tiếp tục được bảo tồn, mở rộng về quy mô, từ đó phát huy hơn nữa giá trị trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục tinh thần thượng võ, truyền thống yêu nước trong các thế hệ.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống nghề làm nhang tỉnh Tây Ninh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh là một trong những nghề thủ công truyền thống tồn tại từ xưa đến nay, thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa - tâm linh của cư dân địa phương.

Theo hồ sơ di sản, nghề truyền thống ở Tây Ninh tập trung ở thị xã Hòa Thành, huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu, TP. Tây Ninh và huyện Tân Biên.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Cây nhang thành phẩm không có màu vàng ươm như thường thấy, thay vào đó là màu vàng, nâu của lá và hoa khô. (Nguồn: ZNews)

Nhang ở Tây Ninh chỉ có 2 màu đặc trưng là vàng và nâu. Theo đó, để làm ra những cây nhang thì người ta sẽ đi thu gom lá gòn về phơi khô, rồi đem xay nhuyễn thành bột. Sau đó đem đi trộn với nước và cho thêm bột quế hoặc bột trầm vào để tạo mùi thơm.

Chính vì vậy, mùi hương của nhang không nồng đậm mà cực kỳ nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngoài những vấn đề về kỹ thuật như đã nêu, thì người làm nhang ở Tây Ninh còn có những quan niệm, ý nghĩa biểu trưng trong văn hóa rất đặc sắc qua kích thước của cây nhang, từ đó thể hiện ước mong của họ về một cuộc sống an vui, sung túc.

Trong nếp sống của người Việt, hương là biểu tượng của sự thiêng liêng, thành kính, là cầu nối giữa thế giới thực tại với chốn u linh thần bí.

Đặc biệt hơn, Tây Ninh được mệnh danh là “vùng đất Thánh” của đạo Cao Đài - nơi có số lượng tín đồ đông đảo nhất cả nước. Vì vậy, hơn trăm năm qua, tại Tây Ninh, nghề làm nhang truyền thống của làng vẫn tồn tại và thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh còn thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp như dụng cụ, nguyên liệu, giá trị sử dụng. Những sản phẩm từ nghề truyền thống này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ của người dân Tây Ninh nói riêng mà cả cộng đồng nói chung.

Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển, dù qua các hình thái kinh tế xã hội hay các phương thức sản xuất khác nhau, thì nghề làm nhang ở Tây Ninh vẫn tồn tại một cách bền vững và trở thành một trong những làng nghề làm nhang nổi tiếng nhất ở Nam Bộ.

Như vậy, cùng với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Tây Ninh, lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, múa trống Chhay-dăm, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (núi Bà Đen), lễ hội Quan lớn Trà Vong (Tân Biên), nghệ thuật chế biến món ăn chay và nghề thủ công truyền thống làm muối ớt, nghề làm nhang là di sản văn hoá thứ 9 của tỉnh Tây Ninh được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

‘Tri thức dân gian Phở Nam Định’ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

‘Tri thức dân gian Phở Nam Định’ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nam Định là quê hương của nghề phở, món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được thực khách trong và ngoài ...

Mỳ Quảng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mỳ Quảng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Bên cạnh Phở Nam Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã quyết định đưa "Tri thức dân gian Mỳ Quảng" tỉnh ...

Hà Nội ghi danh thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Nội ghi danh thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mới đây, món phở Hà Nội và nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và ...

Du lịch Quảng Bình: Top 5 món ăn dân dã làm du khách nhớ mãi không quên

Du lịch Quảng Bình: Top 5 món ăn dân dã làm du khách nhớ mãi không quên

Những món ăn được chế biến mang đậm hương vị Quảng Bình đầy nắng và gió, ẩn chứa sự bình dị, nhẹ nhàng nhưng lại ...

Check-in 'độc nhất vô nhị' ở đỉnh núi Đá Chồng, Quảng Ninh

Check-in 'độc nhất vô nhị' ở đỉnh núi Đá Chồng, Quảng Ninh

Đỉnh núi Đá Chồng có hình dáng đặc biệt do hàng chục phiến đá lớn xếp chồng lên nhau, trong đó, kỳ lạ nhất là ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin giới thiệu 'khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân', mở sàn mua bán UAV

Tổng thống Nga Putin giới thiệu 'khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân', mở sàn mua bán UAV

Nga mở sàn mua bán UAV, Tổng thống Putin giới thiệu khái niệm 'công nghiệp quốc phòng nhân dân'...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 26/12/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 26/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/12/2024.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas

Ngày 25/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Riad Malki, Cố vấn đối ngoại, Đặc phái viên của Tổng thống Palestine.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12 và sáng 27/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Singapore vs Việt Nam; Ngoại hạng Anh - Wolves vs MU

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12 và sáng 27/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Singapore vs Việt Nam; Ngoại hạng Anh - Wolves vs MU

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12 và sáng 27/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Singapore vs Việt Nam; Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Leicester...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Phiên bản di động