Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. (Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) |
Tin liên quan |
Sứ giả tiếng Việt tại Đức: Thổi hồn văn hoá qua ngôn ngữ mẹ đẻ |
Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII (ngày 18/6/2009), trong đó một số hạn chế, bất cập trong việc thực thi Luật Di sản văn hóa đã cơ bản được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ở khắp mọi miền đất nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực.
Trong đó, một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung chung cần quy định rõ hơn. Cụ thể, là Luật về lĩnh vực chuyên ngành nhưng nhiều điều khoản, quy định của luật còn mang tính nguyên tắc chung chung hoặc chưa có các điều khoản giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể, chưa thuận lợi cho việc triển khai trong thực tiễn như: quy định chi tiết về những hành vi bị cấm; về trình tự, thủ tục hủy bỏ xếp hạng, ghi danh di sản, hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; thủ tục điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích; quy trình tiếp nhận giao nộp, phân chia, quản lý hiện vật, di vật, cổ vật sau khi khai quật khảo cổ; quy trình tiếp nhận, loại bỏ hiện vật ở di tích...
Vấn đề quản lý các di sản, mô hình quản lý di tích của các địa phương hiện nay rất đa dạng, chưa thống nhất nên khó quản lý, khó xác định trách nhiệm khi có sai phạm trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, một số quy định của Luật có tính khả thi chưa cao, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn cần sửa đổi hoặc bãi bỏ như quy định về quy hoạch khảo cổ; quy định đăng ký bảo vật quốc gia; quy định về cho phép, mua bán, trao đổi, tặng cho và kế thừa ở nước ngoài đối với di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, còn một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật. Cụ thể, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa… trong khi thực tiễn xã hội hiện đại, các địa phương tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội nên thu hút doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa....
Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) bố cục gồm 9 chương 136 điều, tăng 2 chương, 62 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 74 điều), trong đó: bỏ 1 chương về khen thưởng và xử lý vi phạm, thành 3 chương mới là Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu (Chương V); Bảo tàng (Chương VI); Hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa (Chương VIII). |
| Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) điều chỉnh đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm Chính phủ đã hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có điều chỉnh quy định tiền lương làm căn cứ đóng ... |
| Phát huy giá trị kiến trúc Làng cổ Đường Lâm Ngày 14 - 15/10, Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm ... |
| Ấm áp đêm giao lưu văn hóa Czech-Việt Ngày 14/10, tại thành phố Brno, Hội người Việt Nam tại Brno và Nam Morava phối hợp Hội Dân tộc thiểu số Âu Cơ tổ ... |
| Kết nối văn hóa ẩm thực Nhật Bản-Việt Nam Ban tổ chức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Việt Nam của phía Nhật Bản vừa thực hiện sáng kiến ... |
| Việt Nam-Saudi Arabia ký kết chương trình hành động trong lĩnh vực du lịch Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Saudi Arabia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ... |