Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol do ông Jon Blundy đứng đầu đã phát hiện ra hồ nước này khi đang nghiên cứu cấu trúc địa hình bất thường tại độ sâu trên. Cấu trúc địa hình này được gọi là “thực thể nham thạch cao nguyên Puna”, với đặc điểm là làm chậm sóng địa chấn và truyền dẫn điện, khác với môi trường nham thạch bao quanh.
Ngọn núi lửa Uturuncu, nơi phát hiện ra hồ ngầm. (Nguồn: Tech Times) |
Theo ông Blundy, các nhà khoa học đã lấy một mẫu đá do núi lủa Uturuncu phun ra cách đây 500.000 năm, sau đó pha trộn trong phòng thí nghiệm với lượng nước khác nhau tại các điều kiện sức ép gấp 30.000 lần khí quyển và nhiệt độ 1.500 độ C. Qua đó, khám phá rằng độ dẫn điện của một trong các hỗn hợp này khớp chính xác với chỉ số đo được tại thực thể nham thạch có cấu trúc bất thường nói trên.
Các nhà nghiên cứu đã đi tới kết luận về sự tồn tại của một hồ nước ngầm và sau khi tiến hành đo đạc đã khẳng định đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới thống kê được cho tới nay.