TIN LIÊN QUAN | |
Biến đổi khí hậu sẽ biến miền Nam Tây Ban Nha thành sa mạc | |
Hẻm núi vĩ đại nhất thế giới "trốn" dưới băng ở Nam Cực? |
Đây là dự án do Mỹ và New Zealand khởi xướng. Theo dự án, khu bảo tồn nằm trong vùng Biển Ross ở Nam Cực, trải rộng tới 1,55 triệu km2, trong đó 1,12 triệu km2 là vùng cấm đánh bắt hải sản.
Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Murray McCully cho biết, dự án bắt đầu được thảo luận từ năm 2012 và đã phải có một số thay đổi để được tất cả các thành viên CCAMLR nhất trí thông qua. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng cân bằng các yếu tố: bảo vệ môi trường biển, đánh bắt bền vững và những lợi ích nghiên cứu khoa học.
Hình minh họa. (Nguồn: Reuters) |
Vùng Biển Nam Cực chiếm 15% diện tích đại dương trên hành tinh, nơi có sự đa dạng sinh học nhất trên thế giới, là nơi sinh sống của hơn 10.000 loài sinh vật, trong đó có những loài chỉ có ở vùng biển này.
Theo các nhà khoa học, việc thành lập khu bảo tồn trên cũng sẽ giúp cho việc tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu.
Các thành viên CCAMLR gồm 24 nước và Liên minh châu Âu (EU). Các quyết định của Ủy ban này chỉ có hiệu lực khi được sự đồng thuận của tất cả các thành viên.
Cũng tại cuộc họp, một dự án khác do Pháp và Australia khởi xướng cũng được đưa ra thảo luận, song không được thông qua do không còn thời gian họp bàn. Đó là dự án bảo tồn liên quan đến một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 nằm phía Đông Nam Cực.
Nước biển sắp nhấn chìm căn cứ quân sự Mỹ Theo dự báo của UCS, 4 căn cứ tại Key West, Langley - Fustis, Dam Neck Annex và Parris có nguy cơ bị mất khoảng ... |
Độc đáo bảo tàng… ếch tại Croatia Froggyland, nằm tại thành phố ven biển Split (Croatia), là một bảo tàng độc đáo với hơn 500 xác ếch. |
Sự axit hóa ở đại dương làm hư hại các rạn san hô Các nhà khoa học công bố hiện tượng axit hóa ở các đại dương đang kìm hãm sự phát triển của các rạn san hô. |