Bốn lĩnh vực Thủ tướng mong muốn các Quỹ đầu tư chính lớn của Singapore hỗ trợ Việt Nam

Nguyễn Hồng
(từ Singapore)
Tại toạ đàm, ăn trưa với các Quỹ đầu tư tài chính lớn của Singapore, Thủ tướng Chính phủ mong muốn các Quỹ này sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam vào bốn lĩnh vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bốn lĩnh vực Thủ tướng mong muốn các Quỹ đầu tư chính lớn của Singapore hỗ trợ Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính toạ đàm, ăn trưa với các Quỹ đầu tư tài chính lớn của Singapore. (Ảnh: Dương Giang)

Tiếp đại diện các Quỹ, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi gặp mặt đại diện các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư lớn trên thế giới.

Thủ tướng cho rằng, tọa đàm của chúng ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất định, lạm phát toàn cầu tăng mạnh, chuỗi cung ứng tắc nghẽn do hệ lụy của dịch bệnh và căng thẳng địa-chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Có thể nói, đây là thời điểm thử thách bản lĩnh và năng lực thích ứng của cả Chính phủ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đối mặt với nhiều thách thức trước mắt, đây cũng là thời điểm phải có tầm nhìn dài hạn cho tương lai phát triển xanh và bền vững.

“Đây cũng là thời điểm chúng ta phải tăng cường hợp tác để cùng vượt qua khó khăn trên tinh thần “cùng nhau chiến thắng”, “biến nguy thành cơ”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ””, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối mặt với những vấn đề toàn cầu và thách thức chưa từng gặp phải, với sự đoàn kết nhất trí của cả hệ thống chính trị; ứng xử kịp thời, quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả từ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, trong đó, điểm thống nhất cốt lõi là đưa Việt Nam thành một điểm đến thân thiện, an toàn với cộng đồng nhà đầu tư là những tiền đề căn bản để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Trong năm 2022, kinh tế Việt Nam đã phục hồi tích cực, ổn định vĩ mô được duy trì, lạm phát kiểm soát tốt, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống người dân được cải thiện. Theo đó, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu vượt 700 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay; giải ngân vốn FDI đạt gần 22,4 tỷ USD, là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Việt Nam đang được cộng đồng thế giới đánh giá cao và trở thành một điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư, với sự hiện diện của nhà đầu tư đến từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 36.400 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 440 tỷ USD. Với kết quả đó, Việt Nam lần đầu tiên được UNCTAD đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.

Thủ tướng chia sẻ với các đại diện các Quỹ đầu tư lớn của Singapore về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam. Việt Nam hướng đến phát triển một nền kinh tế bền vững dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, không tăng trưởng bằng mọi giá mà đặt con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu quan trọng nhất cho mọi chính sách phát triển.

Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp xuyên suốt trên tất cả các khía cạnh của Việt Nam trong thời gian tới là thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế số, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu; tiếp tục mở cửa nền kinh tế, chuyển sang thu hút FDI có chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ, năng lực sản xuất để đáp ứng và tham gia chuỗi cung ứng các doanh nghiệp FDI. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính lan tỏa lớn, khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế để giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh… đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế.

Bốn lĩnh vực Thủ tướng mong muốn các Quỹ đầu tư chính lớn của Singapore hỗ trợ Việt Nam
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam hướng đến phát triển một nền kinh tế bền vững dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, không tăng trưởng bằng mọi giá mà đặt con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu quan trọng nhất cho mọi chính sách phát triển. (Ảnh: Dương Giang)

Thủ tướng cho biết, dù là một nước đang phát triển với nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam đã quyết tâm là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra cam kết tại COP26 nhằm chia sẻ trách nhiệm và cùng chung nỗ lực quốc tế trong chuyển đổi năng lượng, xanh hóa nền kinh tế và giảm phát thải carbon, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Xanh hóa nền kinh tế là chặng đường chuyển đổi tư duy và chính sách toàn diện, cần có lộ trình cụ thể và huy động nguồn lực lớn.

“Mặc dù đây là một mục tiêu đầy thách thức, nhưng hoàn toàn khả thi và có cơ sở khoa học. Mục tiêu này sẽ thực hiện được, nếu có sự quyết tâm chính trị, cùng những chính sách phù hợp và đặc biệt là huy động được các nguồn lực của bàn bè quốc tế, các doanh nghiệp đa quốc gia, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới cùng tham gia”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, để hiện thực hoá được mục tiêu nêu trên, Việt Nam xác định nguồn lực nhà nước sẽ đóng vai trò định hướng cho thúc đẩy tăng trưởng xanh, qua đó dẫn dắt và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Với nền tảng đó, nguồn lực tư nhân trong và ngoài nước sẽ đóng vai trò bổ trợ rất quan trọng từ cả gốc độ vốn, công nghệ và tư vấn chính sách.

Đặc biệt, Thủ tướng cho rằng, kinh nghiệm và nguồn lực của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới là cần thiết và quan trọng nhằm thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đóng góp cho phát triển bền vững như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, tài chính xanh.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết để các nhà đầu tư nước ngoài có cùng chí hướng bước cùng Việt Nam trên chặng đường này. Thủ tướng bày tỏ mong muốn, với kinh nghiệm vận hành các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu, sẽ hỗ trợ Việt Nam trên một số lĩnh vực sau:

Thứ nhất, trao đổi, đề xuất thiết lập các khung thể chế mới vì mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó các chính sách huy động, thu hút các nguồn tài chính xanh đến Việt Nam( ví dụ như việc thành lập một quỹ khí hậu của Việt Nam); kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh; xây dựng thị trường carbon công bằng, bình đẳng, minh bạch; các công cụ để hạn chế và tiến tới triệt tiêu hoàn toàn các hành vi sản xuất/tiêu dùng không thân thiện với môi trường…

Thứ hai, đề xuất các chính sách cần thiết để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào chuyển đổi năng lượng hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Thứ ba, kết nối, giới thiệu đối tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp tài chính xanh để hỗ trợ Việt Nam nâng cao tính ổn định và bổ trợ của hệ thống tài chính và hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030.

Thứ tư, đóng góp ý kiến và gợi ý một số giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị đối với cả khu vực công và khu vực tư nhân trong nước, hướng đến sự minh bạch, hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: Chúng tôi mong được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính!

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: Chúng tôi mong được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính!

Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đề cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức đảo quốc sư tử ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm chính thức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm chính thức

Chiều nay, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân ...

Chính phủ Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài

Chính phủ Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài

Chiều ngày 9/2, trong chuyến thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Simon Cooper, Tổng Giám đốc, phụ ...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Singapore tăng cường nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam vào hệ thống phân phối

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Singapore tăng cường nhập khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam vào hệ thống phân phối

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Singapore tăng nhập khẩu nông sản, thủy sản, dệt may... từ Việt Nam; tạo thuận lợi đưa hàng hóa ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Singapore và Brunei: Gắn kết hai đối tác chia sẻ một ASEAN thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Singapore và Brunei: Gắn kết hai đối tác chia sẻ một ASEAN thịnh vượng

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Singapore và Brunei (từ ngày 8-11/2) thể hiện sự coi trọng của ...

Doanh nghiệp Singapore: Việt Nam là điểm đến hàng đầu và yêu thích trong chuyển đổi số, kinh tế xanh

Doanh nghiệp Singapore: Việt Nam là điểm đến hàng đầu và yêu thích trong chuyển đổi số, kinh tế xanh

Việt Nam là đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu và đang là điểm đến yêu thích của các doanh nghiệp Singapore trong các ...

Đọc thêm

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang tác động tới xu hướng và chiến lược ...
Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được ở ...
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không nhé!
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động