Bóng đá Brazil đã tụt lùi đến đâu?

Từ một đội bóng hàng đầu thế giới với những siêu sao trên hàng tấn công, giờ đây, tất cả những gì mà người ta nhìn thấy chỉ là một Brazil khô cứng và thiếu ý tưởng tấn công đến trầm trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bong da brazil da tut lui den dau ĐT Uruguay bất ngờ bị loại ở vòng bảng Copa America 2016
bong da brazil da tut lui den dau Chile ban bố tình trạng khẩn cấp trước Tứ kết Copa America

Copa America chưa bao giờ được người Brazil xem trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là người hâm mộ không cảm thấy tức giận khi đội tuyển của họ bị loại từ vòng bảng. Nhưng suy cho cùng, đó là sự đứt gãy có hệ thống từ kinh tế đến xã hội, mà bóng đá chỉ là một hình thức phản ánh.

Giờ đây, khi nền kinh tế đang ngày càng khấm khá hơn, đồng nghĩa với việc những khu ổ chuột ngày càng ít đi, thì cái chất “nghệ sĩ đường phố” chỉ có ở những cầu thủ Brazil như Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho hay Robinho.

Các tiền vệ Brazil đã trở nên thực dụng hơn. Họ chơi bóng đơn giản hơn và ít đẹp mắt hơn trước với mục đích duy nhất là để tồn tại được trong môi trường bóng đá đang ngày càng chặt chẽ, ít không gian chơi bóng và yêu cầu các cầu thủ phải biết làm nhiều việc.

bong da brazil da tut lui den dau
Brazil thi đấu nhạt nhòa trước Peru. (Nguồn: Twitter)

Bóng đá Brazil dường như là một nét văn hóa đặc thù từ những chàng trai sinh ra trên những con đường bụi bặm của khu ổ chuột. Và, khi nền kinh tế khấm khá hơn, những khu ổ chuột ít đi, thì những chàng trai đó dường như đã đánh mất kỹ năng chơi bóng đường phố. Nhưng, tư duy của một gã sống trong khu ổ chuột thì vẫn còn đó. 

Trong cuốn tự truyện của mình, Zlatan Ibrahimovic đã từng nói: “Bạn có thể kéo một thằng nhóc ra khỏi khu ổ chuột, nhưng không thể kéo khu ổ chuột ra khỏi một thằng nhóc”. Với các cầu thủ Brazil cũng vậy, cái tư duy của một kẻ sẵn sàng đến với nơi trả tiền cao hơn dường như đã thấm sâu một cách méo mó vào tâm trí của những cầu thủ hiện tại. Và, rốt cuộc khi mà tài năng chưa được mài dũa cẩn thận, họ đã vội vàng ra đi theo tiếng gọi của đồng tiền.

Đã có thời kỳ, chính Shakhtar Donetsk mới được xem là CLB đáng xem nhất với những ai còn lưu luyến lối chơi quyến rũ của người Brazil năm nào. Họ sở hữu những Douglas Costa, Willian, Alex Teixeira rồi sau đó là Bernard và Wellington Nem – những vũ công Samba còn sót lại tập trung dưới tiếng gọi của túi tiền Chủ tịch Rinat Akhmetov và tiếp tục nhảy múa ở cái xứ đầy bom đạn và bất ổn chính trị.

Nhìn vào sự thành công của Neymar tại Barcelona, Willian tại Chelsea hay Douglas Costa tại Bayern Munich, chúng ta có thể thấy: Nếu thực sự nghiêm túc và khát khao vươn đến đỉnh cao thì những cầu thủ hiện tại của Brazil vẫn thừa sức tiếp bước những siêu sao thuở nào. Nhưng, đa phần họ vẫn chưa thể thích ứng được với sự thật rằng giờ đây cầu thủ giỏi ở khắp nơi, với trình độ không hề thua kém nhưng đòi hỏi mức lương thưởng thấp hơn nhiều. Đó là chưa kể đến việc họ thiếu đi hoài bão được vinh danh ở những đấu trường cao nhất mà chỉ chạy theo tiếng gọi của đồng tiền. 

Nếu Brazil của ngày xưa là tập hợp của những cầu thủ đá bóng không chỉ vì tiền, mà vì đam mê và khao khát được thi đấu ở những đấu trường đỉnh cao, thì giờ đây mệnh đề kim tiền dường như trở thành nhân tố chính khi một cầu thủ Brazil đưa ra lựa chọn cho bước đi tiếp theo của mình.

Từ những người được xem là tài năng lớn, những Alex Teixeira, Gil hay thậm chí là cả Ramires đều bị hấp dẫn trước đồng tiền, và kết quả là họ - những người đang ở độ chín sự nghiệp - ồ ạt đến với một môi trường bóng đá sặc mùi tiền bạc và chất lượng cầu thủ thấp hơn rất nhiều.

bong da brazil da tut lui den dau
Nỗi buồn của các cổ động viên Brazil. (Nguồn: BBC)

Chúng ta khó trách được họ, bởi suy cho cùng cầu thủ chuyên nghiệp cũng chỉ là những người đá bóng kiếm tiền. Vì thế, quyết định đến với nơi nào trả lương cao hơn là điều dễ hiểu. Nhưng trước mắt, hậu quả của nó đang khiến cả nền bóng đá Brazil lún xuống bùn đen. Việc các CLB bóng đá ở nước khác dùng tiền hút các tài năng bóng đá Nam Mỹ thực tế đã diễn ra từ cách đây hơn 10 năm, nhưng giờ đang nở rộ một cách đáng lo ngại.

Chúng ta tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những cầu thủ tự dễ dãi với chính mình bằng cách chuyển đến một nền bóng đá kém phát triển hơn như Trung Quốc chỉ để kiếm một mớ tiền và sống trong xa hoa? Hãy nhìn vào Brazil hiện tại, và bạn sẽ có câu trả lời chân thực nhất.

Giờ đây, khi đã bị loại một cách tủi hổ ngay từ vòng bảng Copa America Centenario, với một bảng đấu chỉ có Ecuador, Peru và Haiti, có lẽ những quan chức thể thao mới nhận ra rằng nền bóng đá của họ đang đi chệch hướng xa đến đâu.

Trước mắt, người dân Brazil còn một kỳ Olympic để mà hy vọng cứu vãn lấy một chút danh dự ảo, trước khi trở lại với thực tại rằng đất nước của họ đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng với một khoản nợ khổng lồ từ chính việc cố gắng tổ chức những sự kiện thể thao như World Cup hay Olympic với mục đích không gì khác là thu hút ngoại tệ.

Tại Copa America năm nay, Brazil đã thắng Haiti 7-1, nhưng tại World Cup 2014, người Đức cũng từng thắng họ với tỉ số tương tự. Đó là phản ánh rõ nét nhất cho sự tụt lùi của bóng đá Brazil. Giờ đây khi thảm bại tại Copa America Centenario, người Brazil có lẽ cũng chẳng buồn nhiều, bởi họ từ lâu đã phải đối mặt với thực tế rằng niềm tự hào lớn nhất của họ đang bị chính những chính sách sai lầm kéo tụt xuống đáy bùn đen.

bong da brazil da tut lui den dau Phát miễn phí 500.000 vé xem Olympic Rio 2016

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án có trị giá 14 triệu USD (52 triệu Reais) của chính quyền thành phố Rio de ...

bong da brazil da tut lui den dau Brazil: Thủng ngân sách kỷ lục thách thức Chính phủ mới

Hơn 48 tỷ USD có thể sẽ là mức thâm hụt ngân sách lớn chưa từng có đối với kinh tế Brazil, trong năm đầu ...

bong da brazil da tut lui den dau Copa America: Cá mắc cạn

Có vẻ như hai ông lớn Argentina và Brazil vốn vẫy vùng trên khắp các đấu trường quốc tế nhưng khi trở về khu vực ...

Công Thành

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Rio 2016

Đọc thêm

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Mời độc giả tham khảo bài ...
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động