Cảng Chancay. (Nguồn: Global Maritime Hub) |
Nằm cách thủ đô Lima 70km về phía Bắc, dự án do Công ty nhà nước Trung Quốc Cosco Shipping Company đầu tư với số vốn 3,4 tỷ USD.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định: “Dự án sẽ giúp xây dựng Con đường Inca của kỷ nguyên mới, với Cảng Chancay là điểm khởi đầu, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của toàn bộ khu vực”. Dự án được Bắc Kinh kỳ vọng cách mạng hóa thương mại với các thị trường châu Á, đồng thời tăng cường hiện diện của nước này tại Mỹ Latinh.
Theo chuyên gia Robert Evan Ellis thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược của quân đội Mỹ, trước đây, các sản phẩm xuất khẩu từ Nam Mỹ phải đi về phía Bắc, đến các cảng như Manzanillo (Mexico) để trung chuyển và gửi đến Trung Quốc. Với cảng Chancay, hàng hóa có thể được chuyển trực tiếp từ Peru tới quốc gia châu Á. Chính vì thế, Peru rất kỳ vọng vào dự án trên.
Bộ trưởng Giao thông và truyền thông nước này Raúl Pérez Reyes đánh giá siêu cảng định vị Peru như “một trung tâm hậu cần của Mỹ Latinh”. Bộ Sản xuất Peru ước tính cảng và các trung tâm hậu cần liên quan sẽ đóng góp 4,5 tỷ USD cho nền kinh tế, tương đương 1,8% GDP và giúp GDP tăng trưởng thêm 0,9 %/năm tiếp theo.
Tuy nhiên, ông Ellis cũng cảnh báo các khoản đầu tư ở châu Mỹ Latinh và châu Á cho thấy cách nhà đầu tư đổi vốn lấy tài nguyên thiên nhiên và làm tăng sự phụ thuộc của các quốc gia tiếp nhận. Peru có thể là một trong số đó.
Tương tự Peru, Brazil coi siêu cảng Chancay là cơ hội. Hồi tháng Ba, Bộ trưởng Kế hoạch và ngân sách Simone Tebet đã đến Peru để tìm hiểu về kế hoạch và chiến lược của Peru nhằm thúc đẩy tuyến đường hội nhập Nam Mỹ.
Giáo sư Leolino Dourado thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Thái Bình Dương ở Lima cho biết hai chính phủ, các công ty của Peru và Brazil đều đặt mục tiêu đưa cảng Chancay trở thành trung tâm xuất khẩu của Brazil, là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ Latinh.
Trong khi đó, Chile duy trì thái độ thận trọng. Chuyên gia kinh tế Juan Ortiz của Đại học Diego Portales (Chile) cho rằng chi phí vận chuyển thấp hơn do cạnh tranh có thể là điều tích cực cho thương mại của Chile. Quốc gia này xuất khẩu 90% sản lượng cherry sang Trung Quốc và cảng Chancay cho phép trái cây đến đích sớm hơn.
Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Giao thông và viễn thông Chile Germán Correa nhận định Chile có thể bị bỏ lại phía sau vì đã để Peru dẫn đầu. Các dự án như hiện đại hóa, nâng cấp khả năng tiếp nhận tàu vận tải lớn của cảng San Antonio (Chile) bị trì hoãn nhiều năm do yêu cầu của các nghiên cứu tác động môi trường khác nhau, thiếu quyết định về tài chính và vai trò của Nhà nước.
Điều này ngăn cản Chile có năng lực tiếp nhận tàu vận tải lớn như cảng Chancay và tạo cơ hội thuận lợi để Trung Quốc mở rộng hiện diện về kinh tế tại Mỹ Latinh với dự án này.
| 'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án "hạt hòa bình" nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông ... |
| Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác Ngày 20/11, Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên Cộng đồng chia sẻ tương lai ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu vẫn ổn định do khách hàng có nhu cầu, chính sách thuế của ông Donald Trump có ... |
| Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Trung Quốc đã trở thành một 'tấm gương' trong chuyển đổi năng lượng sạch với những cách tiếp cận, bước đi, chính sách táo bạo, ... |
| Vượt qua Trung Quốc, OECD đánh giá Hàn Quốc có hạ tầng 5G tốt nhất thế giới Theo OECD, Hàn Quốc vừa sở hữu hạ tầng 5G tốt nhất thế giới, vừa xếp thứ 2 về số lượng người dùng. |