Dự án 'hạt hòa bình' nhằm cải thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp Mỹ-Trung. (Nguồn: Reuters) |
Vào thời điểm Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chọn chuyên gia thuế quan Robert Lightizer quay lại vị trí Đại diện thương mại Mỹ, các nhà phân tích đã nhấn mạnh sự cần thiết của ngoại giao chuỗi cung ứng để đạt được giải pháp cân bằng cho thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Ý tưởng về “hạt hòa bình”
“Hạt hòa bình” là dự án của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) và Quỹ George H.W.Bush về quan hệ Mỹ-Trung có trụ sở tại Houston, Texas (Mỹ).
Dự án đang tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp, ví dụ như sản xuất hạt đậu nành ở Arkansas để xuất khẩu cho các các nhà sản xuất đậu phụ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và ngược lại đưa hạt cà phê trồng tại Vân Nam đến với các nhà sản xuất cà phê tại Arkansas.
Tin liên quan |
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) |
Nhóm nghiên cứu dự định sẽ gửi bức thư trình bày về dự án “hạt hòa bình” tới ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với mục tiêu vun đắp sự hợp tác lâu dài giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Khi thảo luận về ý tưởng này, thành viên cấp cao của Quỹ George H.W.Bush về quan hệ Mỹ-Trung, ông John Kent, đã chỉ ra những lợi ích liên quan đến việc trao đổi thương mại, chẳng hạn như giảm lạm phát và giá trị gia tăng. Theo đó, “hạt hòa bình” là một ví dụ về thương mại hai chiều xuất phát từ những nỗ lực ngoại giao chuỗi cung ứng.
“Đây là một giải pháp cân bằng Đông-Tây và là một trong những mục tiêu cơ bản nhất của việc sử dụng vận tải”, ông John Kent nói.
Cụ thể, cân bằng chuỗi cung ứng (chẳng hạn như thông qua thương mại từ Arkansas đến Vân Nam và ngược lại) là việc sử dụng cùng một phương tiện để thực hiện trao đổi hai chiều hàng hóa nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí thuế quan. Dự án này là một ví dụ dễ hiểu về chuỗi cung ứng, giúp hình dung được bài toán lạm phát khi chiến tranh thương mại bằng thuế quan.
Nhóm nghiên cứu sẽ gửi thư tới ông Marco Rubio - ứng viên Ngoại trưởng Mỹ, tỷ phú Elon Musk - người được ông Trump chỉ định cho vị trí lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Ngoài việc phác thảo về dự án “hạt hòa bình”, bức thư còn nhắc tới sáng kiến ngoại giao chuỗi cung ứng toàn cầu, một sáng kiến đã sẵn sàng để chính quyền Mỹ có thể triển khai ngay, sau khi tham khảo ý kiến của hơn 50 cá nhân đến từ các ngành công nghiệp và giới học thuật.
Kỳ vọng về sự hợp tác thành công
Các chuyên gia từ Mỹ và Trung Quốc đã chia sẻ ý tưởng về dự án với Đại học Khoa học & Công nghệ Côn Minh (Trung Quốc) hồi tháng 6/2024 và gặp gỡ đại diện chính quyền địa phương vào tháng 9. Hiện tại, nông dân vùng Arkansas và các nhà sản xuất đậu phụ tại Vân Nam đang chờ đợi các lô hàng đậu nành thử nghiệm.
Trong tháng 9, nhóm công tác được thành lập từ 2022, đã tới Vân Nam, quan sát một đồn điền cà phê tại Phổ Nhĩ và gặp các nhà chế biến ở Côn Minh. Việc kết nối kinh doanh giữa các bên ở Trung Quốc với các nhà rang xay và sản xuất cà phê của Mỹ hiện đang được tiến hành.
Phó Giáo sư Nghê Hảo thuộc Đại học Chiết Giang hy vọng hợp tác Mỹ-Trung được mở rộng không chỉ trong trao đổi thương mại, nông nghiệp, văn hóa và giáo dục, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã tuyên bố về việc áp mức thuế ít nhất 60% lên tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, chỉ số thương mại nông nghiệp giữa hai nước đã giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 29,35 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay.
Giáo sư Chu Vĩ Hoa tại Trường Quản lý thuộc Đại học Chiết Giang cho rằng, có sự mất cân đối giữa cung và cầu ở thị trường nông sản của cả hai nước, dẫn đến biến động giá các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành.
Vị Giáo sư này phân tích: “Phía cung, tức là nông dân Mỹ, gặp khó khăn trong việc nắm bắt sự thay đổi mô hình nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Và phía cầu, tức là các công ty Trung Quốc, cũng vật lộn để tìm hiểu kịp thời tình hình sản xuất của nông dân Mỹ”.
Trong bối cảnh hàng loạt thuế nhập khẩu mà ông Trump đề xuất gây ra nhiều bất ổn cho quan hệ Mỹ-Trung, những đối tác Mỹ tham dự Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc vào đầu tháng 11 vẫn tin tưởng nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng đối với cả hai nước và một số còn cho rằng đây sẽ là một lĩnh vực hợp tác thành công.
Chuyên gia John Kent kiến nghị giải pháp tốt nhất là duy trì đối thoại hợp tác, chứ không phải các cuộc gặp gỡ ngắn ngủi mang tính “ăn miếng trả miếng” kết thúc bằng các lệnh trừng phạt mới, cũng như việc thiết lập thuế quan cần ở cấp độ sản phẩm cụ thể chứ không phải trên diện rộng.
| Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh Từ ngày 19-21/11, đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực ... |
| Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội ... |
| Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ II): Cơ duyên của một cô giáo Lào Tại khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào, các sinh viên vẫn thường gọi cô Lanny Phetnion bằng cái tên Việt Nam là cô ... |
| Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách Mỗi “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đều có một con đường, hành trình riêng để góp phần lan toả và gìn giữ ngôn ... |
| Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong ... |