Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Thu Trang
(thực hiện)
Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực bảo đảm quyền của người di cư
Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị. (Ảnh: Thu Trang)

Bên lề Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 ngày 29/10, tại Hà Nội, bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về sự phối hợp giữa IOM và Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm quyền của người di cư.

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao chủ trì biên soạn với sự tham gia của các cơ quan, trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng trong bối cảnh di cư xuyên biên giới ở Việt Nam”. Dự án này do Bộ Ngoại giao và IOM phối hợp thực hiện với sự tài trợ của Quỹ phát triển IOM (IDF). Xin bà đánh giá ý nghĩa của việc công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023?

Có thể khẳng định rằng, việc công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 có ý nghĩa vô cùng to lớn. Trong những năm qua, kể từ Hồ sơ Di cư Việt Nam đầu tiên vào năm 2011, sau đó là năm 2016 và lần thứ ba là năm 2023, chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của các chính sách liên quan đến di cư tại Việt Nam. Tài liệu này cũng cho thấy Chính phủ Việt Nam đã đạt được những mục tiêu và thành quả rất rõ rệt trong việc hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi của người di cư.

Với tư cách là đối tác của Chính phủ Việt Nam, IOM đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc soạn thảo và xây dựng Hồ sơ Di cư. Đồng thời, chúng tôi tin tưởng rằng, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho di cư an toàn và góp phần giúp Việt Nam tiến xa hơn trong công tác triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM), củng cố vị thế là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai thỏa thuận này.

Trong bối cảnh di cư quốc tế tiếp tục diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng mạnh mẽ, những khó khăn, rủi ro mà người lao động di cư thường gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài hiện nay là gì?

Tùy theo từng bối cảnh, từng quốc gia mà người lao động di cư gặp phải những thách thức khác nhau. Ví dụ như tại các nước tiếp nhận hoặc nước trung chuyển di cư, người lao động di cư có thể bị rơi vào bẫy bóc lột sức lao động, đôi khi họ có thể bị tịch thu giấy tờ tùy thân, khiến họ không thể thoát khỏi tình trạng bị bóc lột, gây ra nhiều đau khổ về mặt tâm lý và thiệt hại về vật chất. Đó là một trong những rủi ro hàng đầu mà người lao động di cư thường gặp phải.

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực bảo đảm quyền của người di cư
Các đại biểu dự Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 ngày 29/10, tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Hòa)

Vậy người lao động di cư cần trang bị cho mình những kiến ​​thức và kỹ năng gì để phòng tránh được những rủi ro đó, thưa bà?

Một trong những cách mà IOM ứng phó và giúp người lao động di cư phòng ngừa rủi ro trong quá trình di cư là trang bị những kỹ năng cơ bản thông qua việc hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người lao động di cư về quyền và những thông tin mà họ có thể tiếp cận và cần thiết khi ra nước ngoài làm việc.

Hiện nay, đa phần người lao động di cư ở trong độ tuổi rất trẻ, họ là tương lai của thế giới và am hiểu công nghệ, sử dụng mạng xã hội nhiều. Đó cũng là một trong những lý do mà chúng tôi đang tích cực sử dụng mạng xã hội để lan tỏa những thông tin về di cư an toàn và thông qua dự án mang tên “Nghĩ trước bước sau” để giúp lao động di cử trẻ tuổi có thể lường trước những nguy cơ trong từng lộ trình di cư, đồng thời biết được những lợi ích trong quá trình di cư và thông tin cần thiết.

Ngoài ra, một trong những hoạt động khác mà IOM đã và đang triển khai là thúc đẩy sự phối hợp liên ngành. Hiện nay, IOM không chỉ phối hợp với Bộ Ngoại giao mà còn phối hợp với các Bộ Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng nhiều bộ, ban, ngành khác, các đối tác phi chính phủ, để tạo thành một mạng lưới cùng chung tay thúc đẩy nỗ lực tổng hợp nhằm mang lại lợi ích cho người di cư trước khi bước vào hành trình, cũng như trong công tác giải cứu những người di cư đã lỡ rơi vào bẫy mua bán người.

Minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực phối hợp liên ngành này là trong thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức phi chính phủ giải cứu thành công nhiều trường hợp bị mua bán người tại Campuchia.

Xin cảm ơn bà!

Hồ sơ Di cư được Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất vào năm 2005 với mục đích ban đầu là xây dựng chương trình hỗ trợ ở các nước thứ ba trong lĩnh vực di cư và chiến lược xóa đói giảm nghèo. Hồ sơ Di cư sau đó được IOM phát triển thử nghiệm vào năm 2006 và chỉ trong vòng 5 năm đã có khoảng 70 quốc gia xây dựng.

Mục đích chính của Hồ sơ Di cư là đánh giá hiện trạng di cư; tăng cường hiểu biết về di cư và mối liên hệ của di cư với phát triển; đánh giá tác động của di cư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ chính phủ trong việc thiết lập hoặc tăng cường cơ chế để thường xuyên tổng hợp về các xu hướng liên quan đến di cư; nâng cao việc sử dụng thông tin di cư trong hoạch định chính sách; đẩy mạnh hợp tác liên ngành, nhất là trong thu thập số liệu và xây dựng chính sách.

Chính vì vậy, Hồ sơ Di cư là một công cụ quan trọng, giúp tăng cường sự gắn kết chính sách, thúc đẩy hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng và lồng ghép vấn đề di cư vào các kế hoạch phát triển.

Việc xây dựng Hồ sơ Di cư cũng đã chính thức trở thành khuyến nghị trong Thỏa thuận GCM. Theo đó, tại mục tiêu số 1 về “thu thập, sử dụng dữ liệu chính xác và tổng hợp làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng”, Thỏa thuận GCM đã kêu gọi các quốc gia định kỳ xây dựng Hồ sơ Di cư.

Nhận thức tầm quan trọng của dữ liệu di cư và Hồ sơ Di cư đối với công tác quản lý di cư và xây dựng chính sách về di cư, ngay từ năm 2011, Việt Nam đã phối hợp với IOM xây dựng Hồ sơ Di cư (ấn bản lần thứ nhất) với tiêu đề “Báo cáo về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài”, tiếp đó là Hồ sơ Di cư Việt Nam 2016 và lần thứ ba là năm 2023.

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực bảo đảm quyền của người di cư
Fanpage “Nghĩ trước Bước sau” của IOM nhằm truyền tải thông tin về di cư an toàn trong giới trẻ. (Ảnh chụp màn hình)
Vấn đề di cư: Hungary dọa ra 'chiêu hiểm' để trả đũa đòn nặng của EU, Anh ghi nhận con số người tị nạn khổng lồ

Vấn đề di cư: Hungary dọa ra 'chiêu hiểm' để trả đũa đòn nặng của EU, Anh ghi nhận con số người tị nạn khổng lồ

Ngày 22/8, Hungary nhắc lại lập trường phản đối kiên quyết đối với hiệp ước di cư của Liên minh châu Âu (EU), trong đó ...

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam đã lên kế hoạch và đang nỗ lực triển khai Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) nhằm ...

Nghiệp đoàn Kanto Joho và cộng đồng người Việt tại Saitama, Nhật Bản quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại bởi bão số 3

Nghiệp đoàn Kanto Joho và cộng đồng người Việt tại Saitama, Nhật Bản quyên góp ủng hộ người dân Việt Nam bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngày 14/9, Nghiệp đoàn Kanto Joho tại Tokyo và cộng đồng người Việt tại tỉnh Saitama, Nhật Bản đã quyên góp ủng hộ người dân ...

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác trong ...

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Kết quả bóng đá hôm nay 25/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 25/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 25/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Không khí Giáng sinh ngập tràn mái ấm nhỏ của diễn viên Thúy Diễm - Thế Thành

Không khí Giáng sinh ngập tràn mái ấm nhỏ của diễn viên Thúy Diễm - Thế Thành

Gia đình nhỏ của diễn viên Thúy Diễm - Thế Thành ngập tràn hạnh phúc, ấm áp nhân dịp Giáng sinh.
Ràng buộc kinh tế hé lộ lý do Thủ tướng Hungary Orban vẫn chọn tiến gần hơn về phía Nga?

Ràng buộc kinh tế hé lộ lý do Thủ tướng Hungary Orban vẫn chọn tiến gần hơn về phía Nga?

Lý do quan hệ đối tác kinh tế Hungary-Nga vẫn bền chặt, bất chấp xung đột quân sự tại Ukraine và kế hoạch áp đặt thêm lệnh trừng phạt của ...
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Tiến sĩ về giấc ngủ Sophie Bostocks chỉ ra thiếu ngủ kéo dài gây lão hóa da, gù lưng, tích trữ mỡ nội tạng và rụng tóc.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/12 và sáng 26/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 18; CHAN Cup - Sudan vs Ethiopia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/12 và sáng 26/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 18; CHAN Cup - Sudan vs Ethiopia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/12 và sáng 26/12: Lịch thi đấu CHAN Cup - Sudan vs Ethiopia; VĐQG Morocco - Pyramids FC vs Pharco FC...
Tàu sân bay Mỹ cùng nhóm tác chiến hoạt động gần Biển Đông

Tàu sân bay Mỹ cùng nhóm tác chiến hoạt động gần Biển Đông

Một nhóm tác chiến do tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson dẫn đầu đang di chuyển về phía Biển Đông hôm 22/12.
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Athens

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Athens

Tiếp nhận chức Chủ tịch ACAT từ Thái Lan, Đại sứ Phạm Thị Thu Hương đã nêu các nội dung hoạt động trọng tâm trong nhiệm kỳ tới.
Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Goledzinowski đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Ngày 23/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan & Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam Hạnh Phúc - Happy Vietnam'.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Đại sứ Lê Hồng Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam kể về 'duyên' đưa anh đến với Báo.
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Phiên bản di động