Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Nhã Anh
Việt Nam đã lên kế hoạch và đang nỗ lực triển khai Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) nhằm tăng cường sự thụ hưởng các quyền bình đẳng về mọi mặt của người dân tộc thiểu số (DTTS).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Việt Nam nỗ lực triển khai và thực thi Công ước CERD, tăng cường sự thụ hưởng các quyền về mọi mặt của người dân tộc thiểu số. Hình minh họa. (Ảnh: Phương Hoa)

Thực hiện nghiêm túc, tích cực, có trách nhiệm nghĩa vụ là quốc gia thành viên của Công ước CERD, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai và thực thi Công ước CERD nhằm hướng tới xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và bảo đảm quyền bình đẳng về mọi mặt của người DTTS.

Tháng 11/2023, Báo cáo định kỳ tổng hợp từ XV đến XVII về tình hình thực thi Công ước CERD - Báo cáo CERD 5 của Việt Nam giai đoạn 2013-2019 đã được thông qua tại 2 kỳ họp 3035-3036 tại Ủy ban Công ước (UBCU) CERD Geneva, Thụy Sỹ. Tháng 12/2023, UBCU đã công bố Bản Kết luận quan sát sau khi xem xét Báo cáo CERD lần thứ 5 của Việt Nam. Bản Kết luận quan sát 2023 gồm 4 phần chia thành 52 đoạn, tăng 23 đoạn so với Kết luận quan sát năm 2012.

Là cơ quan chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD 2023, dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm nay.

Theo bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc, mục đích của Kế hoạch là xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả triển khai Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023. Từ đó, tăng cường sự thụ hưởng các quyền về mọi mặt của người DTTS, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của vùng DTTS và miền núi (DTTS&MN) nói riêng, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, tích cực, có trách nhiệm nghĩa vụ là quốc gia thành viên Công ước CERD.

Kế hoạch hướng đến các nhóm nhiệm vụ nhằm tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai các khuyến nghị của UBCU CERD 2023, trong đó toát lên 4 nội dung nổi bật:

Nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật thực thi Công ước CERD

Việt Nam dự kiến tập trung vào rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định của Công ước CERD trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Việt Nam sẽ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước CERD, bao gồm các quy định về hạn chế quyền, chống phân biệt đối xử, chống phân biệt chủng tộc và các quy định khác

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ xây dựng báo cáo đánh giá việc nội luật hoá các quy định của Công ước CERD vào pháp luật trong nước, xác định những quy định pháp luật chưa tương thích, chưa phù hợp với Công ước CERD và đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục nội luật hoá và điều chỉnh khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước CERD.

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 111 của Ủy ban Công ước CERD, tháng 11/2023. (Nguồn: Liên hợp quốc)

Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền của người DTTS

Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền của người DTTS là nội dung được các bên đưa ra tại Bản Kết luận quan sát và trong 2 phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo CERD 5.

Những khuyến nghị này đặt ra nhiệm vụ ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai thực hiện các khuyến nghị của UBCU CERD 2023.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại tố cáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm về phân biệt chủng tộc; cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê về thành phần dân số được phân tổ theo DTTS và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của các biện pháp chính sách khác nhau.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng bao gồm việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hành các quyền của người DTTS trong hoạt động tố tụng; tăng cường thực thi các chính sách bảo đảm quyền của người DTTS đặc biệt là quyền tiếp cận giáo dục, phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế bền vững, bảo tồn phát triển văn hóa DTTS…

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê tình hình thực hành các quyền của người DTTS cũng sẽ được tăng cường hơn nữa.

Thúc đẩy các quyền của người DTTS thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng

Bà Trần Chi Mai cho rằng, trên thực tế, tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao nhận thức người dân về chống phân biệt đối xử, bình đẳng về quyền con người được sử dụng trong các hoạt động trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền chính sách, thông tin truyền thông. Tuyên truyền là hoạt động được nhiều bộ, ngành thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, hiện nay chưa có nội dung tuyên truyền riêng về chống phân biệt chủng tộc, về bình đẳng quyền đặc biệt cho đối tượng người DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Do đó, nhóm nhiệm vụ này sẽ tập trung vào thực hiện tuyên truyền, phổ biến Công ước CERD, thành tựu pháp luật và kết quả bảo đảm quyền của người DTTS.

Song song với đó là việc tổ chức các chương trình đào tạo giáo viên và chương trình dạy học thúc đẩy giáo dục nhân quyền - chống phân biệt chủng tộc; phản ánh lịch sử, văn hóa và đóng góp của các nhóm DTTS vào việc xây dựng đất nước; đào tạo các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ công tác ở vùng DTTS&MN về nhân quyền - chống phân biệt chủng tộc, Công ước CERD; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS, trợ giúp pháp lý cho người dân DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước có liên quan và thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD

Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023 là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam khẳng định những thành tựu bảo vệ nhân quyền nói chung và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người DTTS, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Do đó, Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước CERD.

Tại các cơ chế, diễn đàn song phương, đa phương và quốc tế về quyền con người, Việt Nam cũng triển khai các hoạt động tuyên truyền đối ngoại về quyền con người nói chung và quyền của người DTTS nói riêng để các nước, các tổ chức quốc tế nhìn nhận được đúng nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của người DTTS.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc cho biết, trong thời gian kể từ sau khi bảo vệ Báo cáo CERD 5, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung công việc nhằm mục đích bảo đảm quyền cho người DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Ủy ban đã tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, phối hợp với các bộ ngành, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khẩn trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (tính đến tháng 7/2024, tỷ lệ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 44% kế hoạch năm 2024).

Ủy ban Dân tộc đã tham gia chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh và cấp huyện năm 2024 (tính đến 31/7, có 247/363 huyện đã tổ chức Đại hội với 46.566 đại biểu chính thức và 15.744 đại biểu mời; dự kiến từ nay đến cuối năm, 49 tỉnh, thành phố tổ chức Đại hội cấp tỉnh).

Ngoài ra, Ủy ban đã triển khai điều tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội 53 DTTS lần thứ ba (chu kỳ 5 năm 2014-2019). Các Chương trình, chính sách dân tộc đã được khẩn trương triển khai và đạt kết quả tốt.

Nhờ những nỗ lực triển khai của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người DTTS, đặc biệt là với các quyền như quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, người DTTS được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo những quy định cụ thể, rõ ràng...

Có thể thấy, việc tiếp tục triển khai các khuyến nghị của UBCU CERD tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung.

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Ngày 23/7, Văn phòng Thường trực về nhân quyền phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ ...

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, cụ thể hoá đường lối của Đảng, nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số ...

Tôn vinh đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng vào phát triển đất nước

Tôn vinh đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng vào phát triển đất nước

Ngày 18/8, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân ...

Kiều bào hiến kế cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam

Kiều bào hiến kế cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam

Tại phiên chuyên đề 1 “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”, các kiều bào đã tập trung thảo luận ...

Kiều bào là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Kiều bào là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu như vậy trong buổi tiếp Đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu về dự ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
David Beckham tri ân, mời Rafael Nadal cùng đi xem bóng đá

David Beckham tri ân, mời Rafael Nadal cùng đi xem bóng đá

Cựu tiền vệ Anh David Beckham gửi lời tri ân tới huyền thoại quần vợt Rafael Nadal mới giải nghệ và mời anh đi xem đội bóng đá cả hai ...
Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể đặt ra thách thức nặng nề cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir ...
Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad

Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad

Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên những thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Apple đầu tư 100 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16

Apple đầu tư 100 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16

Theo nguồn tin của Bloomberg, Apple đang đề nghị đầu tư 100 triệu USD tại Indonesia, cao gần 10 lần so với kế hoạch đầu tư trước đó của công ...
Cách tắt chế độ ngủ trên Win 10 nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt chế độ ngủ trên Win 10 nhanh chóng và hiệu quả

Chế độ ngủ (Sleep Mode) trên Win 10 không còn phù hợp với một số người dùng. Bài viết cũng sẽ giải thích cách tắt chế độ ngủ trên Win ...
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Mexico chính thức đưa vấn đề bình đẳng giới vào hiến pháp quốc gia, nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động