IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Thu Trang
Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác trong nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
IOM và Bộ Y tế thiết lập quan hệ đối tác mới nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người di cư
Đại diện IOM và Bộ Y tế ký MOU tăng cường hợp tác trong nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư. (Nguồn: IOM)

Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam Park Mi-Hyung, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kịp thời này nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, phù hợp với các mục tiêu của Thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

“Trong một thế giới ngày càng có nhiều người dịch chuyển, sự hợp tác và quan hệ đối tác là rất quan trọng để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư. Người di cư khỏe mạnh góp phần tạo nên cộng đồng khỏe mạnh,” bà Park Mi-Hyung chia sẻ.

Tại lễ ký kết, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam khẳng định: “Biên bản hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế ký kết ngày hôm nay đưa ra khuôn khổ hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực y tế giữa hai cơ quan chúng ta. Là cơ quan hàng đầu của Liên hợp quốc về di cư an toàn, IOM cam kết hợp tác lâu dài và chiến lược với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Y tế, để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người di cư. Chúng tôi mong muốn củng cố hơn nữa sự hợp tác vốn đã chặt chẽ giữa hai bên.”

IOM và Bộ Y tế thiết lập quan hệ đối tác mới nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người di cư
Biên bản hợp tác này đánh dấu gần 40 năm quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế. (Nguồn: IOM)

Biên bản hợp tác này đánh dấu gần 40 năm quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế, bắt nguồn từ những năm 1980. Trong những năm qua, quan hệ đối tác này đã được phát triển từ chương trình đánh giá sức khỏe của IOM đối với người dân di cư ở các quốc gia đích cho đến các nỗ lực trong lĩnh vực y tế cộng đồng, điển hình như việc tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuận lợi hơn cho người di cư, tăng cường kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới và ứng phó, chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Việt Nam là quốc gia có nguồn xuất khẩu lao động lớn, đặc biệt trong bối cảnh người dân có nhu cầu cao trong tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài. Dữ liệu gần đây cho thấy sự gia tăng trở lại của lao động di cư quốc tế, với khoảng 155.000 công dân Việt Nam tìm được việc làm ở nước ngoài chỉ trong năm 2023, tương đương với gần một phần ba số lao động mới gia nhập thị trường lao động.

Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực ASEAN, gánh nặng về các vấn đề sức khỏe ở Việt Nam vẫn rất phức tạp, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, rủi ro sức khỏe nghề nghiệp và chấn thương, thách thức về sức khỏe tâm thần, các bệnh không lây nhiễm (như bệnh tim mạch và tiểu đường), và các vấn đề về sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Các bệnh truyền nhiễm như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bệnh lao và sốt rét tiếp tục là những mối lo ngại đáng kể.

Hơn nữa, việc đạt được mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) vẫn đầy thách thức và thậm chí còn khó khăn hơn đối với người di cư. Các nghiên cứu gần đây do IOM thực hiện trong khu vực đã nhấn mạnh những thách thức mà người di cư xuyên biên giới phải đối mặt khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm rào cản ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế di chuyển giữa các quốc gia và thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên biên giới chính thức cho bệnh nhân là người di cư. Do đó, người di cư sẽ dễ bị tổn thương hơn trong các tình huống khẩn cấp trong đại dịch do không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết, như đại dịch Covid-19 cho thấy.

IOM và Bộ Y tế thiết lập quan hệ đối tác mới nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người di cư
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại sự kiện. (Nguồn: IOM)

IOM Việt Nam đã nỗ lực đóng góp đáng kể nhằm cải thiện sức khỏe cho người di cư. Một số sáng kiến ​​nổi bật có thể kể đến như tăng cường phối hợp kiểm soát bệnh lao xuyên biên giới, với 200 cán bộ y tế của Việt Nam và Campuchia đã được đào tạo về cách sử dụng phần mềm chuyển gửi bệnh nhân qua biên giới DHIS2 hay như việc thành lập Nhóm kỹ thuật sức khoẻ người di cư (MHWG), nhóm kỹ thuật liên bộ nhằm quản lý sức khỏe người di cư, đồng thời tạo ra các chính sách và biện pháp can thiệp y tế bao trùm, lấy người di cư làm trung tâm. Thông qua MHWG, IOM đã nâng cao kiến ​​thức y tế cho hơn 23.500 người lao động di cư làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua sáng kiến Sổ tay sức khỏe cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Ngân hàng Thế giới: Di cư và kiều hối là động lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và con người

Ngân hàng Thế giới: Di cư và kiều hối là động lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và con người

Ngân hàng Thế giới dự đoán lượng kiều hối đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ tăng với tốc độ ...

Tây Ban Nha: Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Tây Ban Nha: Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Ngày 6/7, hàng trăm người biểu tình đã tuần hành tại Canary để phản đối làn sóng người di cư đến quần đảo Tây Ban ...

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 11: Nâng cao chất và lượng của quan hệ hợp tác lãnh sự

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 11: Nâng cao chất và lượng của quan hệ hợp tác lãnh sự

Hai bên đều cho rằng hợp tác lãnh sự có vai trò rất quan trọng, đóng góp to lớn cho mối quan hệ Đối tác ...

Việt Nam coi trọng và dành ưu tiên cao đối với quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện với EU

Việt Nam coi trọng và dành ưu tiên cao đối với quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện với EU

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trao đổi với ông Josep Borrell một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm mở rộng ...

Nâng cao công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên

Nâng cao công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên

Ngày 9/8, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền và Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội ...

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng di cư

Xem nhiều

Đọc thêm

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhà trường tiếp tục nối tiếp truyền thống, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam-Cuba.
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn 'bùng nổ', nên đầu tư ngay ...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung ...
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường ...
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang ...
Đặc xá - Chính sách nhân văn, nhân đạo vì quyền con người

Đặc xá - Chính sách nhân văn, nhân đạo vì quyền con người

Ngày đặc xá năm 2024 đang tới gần, dự kiến sẽ có hàng nghìn phạm nhân được hưởng niềm vui sớm trở về đoàn với gia đình, cộng đồng xã hội...
Ngọc Hồi - vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Ngọc Hồi - vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê 'một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe' - Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.
Thông điệp về hòa hợp dân tộc và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Vatican qua thư của Giáo hoàng Francis

Thông điệp về hòa hợp dân tộc và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Vatican qua thư của Giáo hoàng Francis

Thư của Giáo hoàng Francis gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam cho thấy quan hệ Việt Nam-Vatican tốt đẹp, công nhận tự do tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
Amanda Nguyễn: Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Amanda Nguyễn: Từ bước chân đi tìm công lý đến đôi cánh rực rỡ giữa những vì sao

Nhà hoạt động nhân quyền, nữ phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn không chỉ là ngọn lửa đấu tranh kiên trì mà còn là biểu tượng của khát vọng không giới hạn...
Phụ nữ Afghanistan cất tiếng hát chống lại luật lệ hà khắc của Taliban

Phụ nữ Afghanistan cất tiếng hát chống lại luật lệ hà khắc của Taliban

Những người phụ nữ cất cao tiếng hát với niềm tin về một tương lai tự do phía trước.
Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam nỗ lực triển khai Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của người dân tộc thiểu số (DTTS).
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ ra nỗ lực phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế vì môi trường di cư an toàn, không mua bán người.
Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Việt Nam-New Zealand: Hợp tác vì tương lai chung, nơi di cư an toàn và không có cạm bẫy mua bán người

Theo ông Ben Quinn, Cơ quan QLXBC New Zealand, Việt Nam và New Zealand đang hợp tác vì tương lai chung di cư an toàn, không có nạn mua bán người.
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp nên đầu tư hỗ trợ sức khỏe sinh sản, phòng chống quấy rối tình dục công sở
Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Nghị quyết về nhân quyền và biến đổi khí hậu kêu gọi các quốc gia thành viên tích hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người.
Tổng thống Brazil: Tình trạng đói nghèo dai dẳng trên thế giới là không thể chấp nhận được

Tổng thống Brazil: Tình trạng đói nghèo dai dẳng trên thế giới là không thể chấp nhận được

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva được vinh danh tại sự kiện Goalkeepers toàn cầu năm 2024 diễn ra tại thành phố New York, Mỹ ngày 23/9.
Cảnh sát quốc gia Indonesia quyết tâm thực thi công lý cho phụ nữ và trẻ em

Cảnh sát quốc gia Indonesia quyết tâm thực thi công lý cho phụ nữ và trẻ em

Cơ quan Điều tra hình sự (Bareskrim) của Cảnh sát quốc gia Indonesia (Polri) đã thành lập Tổng cục phòng chống tội phạm mua bán người, phụ nữ và trẻ em.
Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

Cộng đồng LGBT sẽ bị áp đặt nhiều hạn chế, theo dự luật về “giá trị gia đình và bảo vệ trẻ vị thành niên”...
Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Anh: Một tác động tiêu cực khác của đại dịch Covid-19, đó là tỷ lệ trẻ em phạm tội gia tăng

Kể từ khi Anh áp đặt lệnh phong tỏa phòng đại dịch Covid-19, số trẻ em dưới 18 tuổi bị bắt do phạm tội tăng 16% kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Đối tượng, điều kiện nào được xét đặc xá năm 2024?

Quyết định 758/2024/QĐ-CTN ngày 30/7/2024 của Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ đối tượng, điều kiện được đề nghị xét đặc xá năm 2024.
Tân Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam là ai?

Tân Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam là ai?

Bà Silvia Danailov được bổ nhiệm làm Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, với nhiệm kỳ bắt đầu vào tháng 8/2024.
Phiên bản di động