Bộ Tài chính Mỹ đưa ra dự luật ngăn chặn đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử, hệ thống AI... của Trung Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Các nhà lập pháp Mỹ từng lên tiếng chỉ trích những công ty của nền kinh tế đứng đầu thế giới đang đưa hàng tỷ USD vào Trung Quốc qua các khoản đầu tư cổ phiếu. Họ cho rằng, các khoản đầu tư gián tiếp khuyến khích Bắc Kinh phát triển quân sự.
Tháng 10/2024, Bộ Tài chính Mỹ đã hoàn thiện dự luật hạn chế đầu tư vào Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao. Bộ luật có hiệu lực kể từ ngày 2/1/2025.
Tin liên quan |
Anh mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng |
Cụ thể, dự luật ngăn chặn đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử, hệ thống AI... của Trung Quốc.
Mỹ cho rằng một số sản phẩm của các lĩnh vực này có khả năng ảnh hưởng an ninh quốc gia, ví dụ như hệ thống giải mã hàng đầu hay máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Luật có hiệu lực kể từ ngày 2/1/2025 sẽ bao gồm những công nghệ kể trên, đồng thời, các nhà lập pháp cũng bổ sung thêm các sản phẩm mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng chất bán dẫn, mô hình AI thiết kế để giám sát quân đội, chính phủ, hệ thống siêu thanh và các công nghệ có khả năng kiểm soát xuất khẩu.
Dự luật mở rộng thêm các hạn chế và các điều khoản như: Yêu cầu nghiên cứu rủi ro an ninh quốc gia trên bộ định tuyến, modem do Trung Quốc sản xuất; yêu cầu xem xét các giao dịch mua bán bất động sản của quốc gia này gần khu vực nhạy cảm về an ninh quốc gia của Washington.
Thêm vào đó, dự luật cũng yêu cầu Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) công bố danh sách tất cả thực thể vừa có giấy phép của FCC, vừa thuộc quyền sở hữu của các quốc gia "đối thủ", trong đó có Trung Quốc.
Yêu cầu nhằm bảo đảm Ủy ban “nắm được khi nào các công ty viễn thông và công nghệ có mối quan hệ với nước đối thủ”.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Bob Casey nhấn mạnh: “Luật sẽ hạn chế Bắc Kinh sử dụng công nghệ an ninh quốc gia của Mỹ để chống lại Washington”.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các động thái này sẽ phá vỡ sự ổn định của chuỗi cung ứng, công nghệ toàn cầu và không có lợi với cả hai quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lâm Kiếm kêu gọi giới chức Washington ngừng chính trị và vũ khí hóa các vấn đề kinh tế-thương mại.
Theo ông, thay vì làm như vậy, Mỹ nên đưa ra các điều khoản cần thiết để hợp tác giữa hai quốc gia.
Bên cạnh đầu tư, Washington đang hành động trên nhiều mặt trận khác để hạn chế các sản phẩm nhập khẩu từ Bắc Kinh. Cụ thể, Mỹ đưa ra dự luật quốc phòng yêu cầu cấm công ty Autel Robotics và DJI (Trung Quốc) bán sản phẩm máy bay không người lái vào thị trường nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ hoàn thiện một dự luật thương mại mới cấm sản phẩm nhập khẩu từ các nhà sản xuất ô tô và ngăn công ty China Telecom của Bắc Kinh hoạt động tại Mỹ trong các tuần kế tiếp.
| Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/8): CPI Mỹ tăng, Trung Quốc lần đầu vượt Hàn Quốc về lĩnh vực này, Lào thành lập thị trường ngoại hối tập trung Khu vực Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 3,3% vào năm 2024, Nga tiếp tục cấm xuất khẩu xăng, Ukraine tăng tốc bán ngũ cốc, ... |
| Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên ... |
| Bắc Ninh mong muốn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao Chiều 16/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với đoàn Trưởng cơ ... |
| Loạt trừng phạt mới không chỉ nhằm vào Nga, EU lần đầu 'tổng tấn công' Trung Quốc, vẫn có một ngoại lệ Ngày 16/12, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 15 nhằm vào Nga. ... |