Brazil - “Gã khổng lồ” độc đáo

Gần đây, Tổng thống Brazil Lula da Silva rất bận rộn, hết đứng chung bục với Thủ tướng Anh Gordon Brown và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, nhận lời ngợi khen từ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị G20, lại chụp ảnh chung cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị. Ông Silva nói vui trong một cuộc họp báo: “Các bạn có thấy chúng ta thật sang khi cho IMF vay tiền hay không?”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Silva (thứ hai từ phải) thăm nhà máy khí ga mới ở Rio de Janeiro.

Trước đây, những hình ảnh trên là điều khó tưởng tượng. Với nền dân chủ mong manh, nạn nghèo đói và nền kinh tế dễ bị tổn thương, các nhà lãnh đạo của Brazil có vẻ hợp với vai trò “xếp hàng” nhận cứu trợ thay vì đứng cùng vị trí với những người có thể “làm mưa làm gió” trên trường quốc tế. Sau nhiều thập kỷ với những bước đi sai lầm, Brazil giờ đây đang trở thành một nước mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường, một hòn đảo ổn định hiếm hoi trong khu vực có nhiều bất ổn. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Silva, Brazil đang trở thành một “gã khổng lồ” không giống bất cứ một nước đang lên nào.

 

Trong khi Trung Quốc luôn phải để mắt đến Đài Loan, Nga không bao giờ hết bị ám ảnh bởi ảnh hưởng tại Kavkaz, các nghĩa vụ an ninh của Ấn Độ kéo dài từ biên giới Pakistan tới Vịnh Persian, Washington đấu tranh giành ảnh hưởng từ vùng này đến vùng khác, thì Brazil thực hiện tham vọng quốc tế của mình mà không phải đe dọa hay gây chiến với ai. Khi căng thẳng nổ ra giữa các nước láng giềng – như lần Ecuador và Peru suýt xảy ra đụng độ những năm 1990 hay khi Colombia đánh bom các trại du kích tại rừng nhiệt đới Ecuador năm ngoái – các nhà ngoại giao và luật sư đã được Brazil cử tới các vùng “nóng” thay vì tàu chiến và xe tăng. 

 

Brazil cũng có tiếng nói quả quyết hơn trong các vấn đề quốc tế. Họ đứng về phía các nước đang phát triển để chất vấn các nước giàu về khoản trợ cấp nông nghiệp, thành lập ra nhóm G5. Đại sứ của Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga (BRIC) họp mỗi tháng một lần tại Washington để phối hợp chiến lược chính sách chung, thường là để phản đối lại các lập trường của Mỹ. Thúc đẩy chương trình hành động “Nam - Nam”, chính phủ của ông Silva đã mở 35 sứ quán tại nước ngoài kể từ năm 2003, chủ yếu tại châu Phi và Caribe. Brazil cũng đứng đầu một chiến dịch gìn giữ hòa bình ở Haiti.

 

Brazil làm được tất cả điều đó phần lớn là do họ không có một kẻ thù cụ thể để đấu tranh, và cũng không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của các cường quốc, như việc tuần tra trên các tuyến đường biển. Ngoài ra, vì Mỹ luôn đóng vai trò kiến tạo hòa bình tại khu vực nên trong khi các nước mới nổi khác ở các khu vực bất ổn phải bơm tiền vào quốc phòng, chi tiêu quân sự của Brazil vẫn dừng ở mức 1,5% GDP, chỉ bằng ¼ của Trung Quốc và bằng phân nửa của Nga và Ấn Độ.

 

Trước đây, có thể nói Brazil đã tìm kiếm vị thế lớn hơn trên thế giới nhưng không thành công. Từng là nước Latinh duy nhất gửi quân tới tới châu Âu trong Thế chiến II, nhưng rồi, Brazil lại không có ghế trong bàn đàm phán sau chiến tranh. Vị thế quốc tế của Brazil chỉ được cải thiện giữa thập niên 1990, khi chính quyền của Tổng thống Fernando Henrique Cardoso ngăn được lạm phát, mở cửa giao thương và bình thường hóa quan hệ với cộng đồng tài chính thế giới. Ông Cardoso còn vận động cho Brazil có ghế tại HĐBA LHQ, khởi động Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và tập hợp các nước đang phát triển dưới khẩu hiệu tự do thương mại.

 

Quyết tâm mở rộng hoạt động quốc tế của Tổng thống Silva cũng thật đáng nể. Từ năm 2007 đến nay, ông đã thăm 45 nước, và cứ 5 tháng thì ông lại có mặt ở nước ngoài 1 tháng nên có lần đã được báo chí địa phương đặt biệt danh là “Lula máy bay”. Mục tiêu rõ ràng nhất của Tổng thống Silva là thúc đẩy quan hệ với các nước đang phát triển, góp phần giảm rào cản thương mại. Trong hai vụ kiện lớn năm 2004, WTO ra phán quyết đứng về phía Brazil, yêu cầu Mỹ ngừng trợ cấp cho các nông dân trồng bông, yêu cầu châu Âu chấm dứt bảo hộ cho ngành củ cải đường.

 

Brazil cũng kín đáo góp phần làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực và xóa tan những nghi ngờ rằng nước này đóng vai trò bù nhìn cho Washington. “Không ai có thể tuyên bố dân chủ không tồn tại ở Venezuela”, Ông Silva từng nói vậy để ủng hộ Venezuela. Brazil cũng chỉ trích mạnh mẽ Colombia, đồng minh gần gũi nhất của Mỹ trong khu vực, vì đã tấn công vào lực lượng du kích tại rừng của Ecuador, và thường bỏ phiếu trắng với các nghị quyết chỉ trích vi phạm nhân quyền của Cuba.

 

Sức mạnh mà Brazil có được rốt cục không phải từ súng đạn mà từ kho tài nguyên khổng lồ trong đó có dầu và khí, kim loại, ngũ cốc và thịt bò – là nhà cung cấp chính cho thị trường châu Mỹ và châu Á. Hiện Brazil đang tận hưởng sự thặng dư thương mại với tất cả các nước trong khu vực, trong đó có 1 tỉ USD thặng dư với Venezuela.       

 

Kim Chung

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Man City; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain.
Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Chính phủ Indonesia thúc đẩy cải thiện du lịch Halal như một phần trong nỗ lực trở thành điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu với người Hồi giáo.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Trên trang cá nhân, diễn viên Phan Minh Huyền thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, lúc gợi cảm, quyến rũ; khi thì năng động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác ...
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động