Bức tranh liên kết toàn cầu ở Đông Nam Á

Singapore vẫn được xem là một trong những quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Song việc các nước như Campuchia, Việt Nam và Malaysia được đánh giá là những quốc gia nổi trội trong liên kết toàn cầu lại khiến không ít người ngạc nhiên. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
buc tranh lien ket toan cau o dong nam a Giao lưu thể thao thắt chặt tình hữu nghị ASEAN
buc tranh lien ket toan cau o dong nam a Thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa ASEAN và Mercosur

Hội nhập theo chiều sâu

Trong ấn bản mới nhất về chỉ số "Kết nối toàn cầu hàng năm" của Tập đoàn DHL, Singapore đứng thứ 2 trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này đo lường sự liên kết theo chiều sâu, chiều rộng và định hướng thương mại, đầu tư. Là một trong những quốc gia hướng ra bên ngoài nhiều nhất trên thế giới và một trong những đầu tàu kinh tế của châu Á, Singapore xếp thứ nhất về toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, những thành công của nước này đến từ những thuộc tính mà những nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia khác không thể bắt chước hay nhân rộng. Đó là một quốc gia nhỏ được đặt ở vị trí chiến lược, sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức.

buc tranh lien ket toan cau o dong nam a
Các nước trong ASEAN có quan hệ thương mại rộng lớn và là phần quan trọng của châu Á. (Nguồn: Dân trí)

Do chỉ số DHL thường tập trung vào các mặt có lợi của toàn cầu hóa. Do vậy, chỉ số càng cao thì nước đó càng phát triển. Đối với các doanh nghiệp, các quốc gia chỉ số DHL càng cao thì rào cản thương mại càng thấp mặc dù ở các nước này, cạnh tranh có thể gay gắt hơn. Các nước đang lên hạng nhanh chóng về chỉ số liên kết theo chiều sâu trở nên đặc biệt hấp dẫn bởi các nước đó đại diện cho những cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ.

Singapore, quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á về diện tích và dân số nhưng lại có nền kinh tế dịch vụ với GDP bình quân đầu người là 52.888 USD. Dân cư của nước này giàu gấp 45 lần dân cư các nước nghèo nhất trong khu vực như Campuchia (nước có thu nhập trung bình thấp) với GDP đầu người ở mức 1.168 USD.  

Hội nhập theo chiều sâu được đẩy mạnh ở Đông Nam Á bởi những nước này ưu tiên hàng đầu về trao đổi hàng hóa và luôn mở rộng với vốn nước ngoài. Các nước Đông Nam Á có vị trí chiến lược là gần Trung Quốc và các tuyến vận tải quan trọng nhất thế giới, khiến tăng trưởng theo hướng xuất khẩu trở thành sự lựa chọn tự nhiên cho phát triển kinh tế. Một nước ở châu Phi hoặc Mỹ Latin sẽ không có những lợi thế này. Các nước Đông Nam Á có cơ hội vươn tới được một lượng lớn người tiêu dùng trong khu vực châu Á.

Các nước trong ASEAN có quan hệ thương mại rộng lớn và là phần quan trọng của châu Á. Các hiệp định thương mại của ASEAN ký kết đã tạo lợi thế để ASEAN tiếp cận thị trường Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và New Zealand.

Những câu chuyện thành công

Trong Bảng xếp hạng chỉ số Kết nối toàn cầu mới nhất, Campuchia đứng thứ 44 trên tổng số 140 quốc gia và đứng thứ 24 về độ gắn kết sâu rộng, tăng 24 bậc so với năm 2005.

Campuchia đã phát triển nhanh chóng từ năm 1998 nhờ ưu thế xuất khẩu hàng may mặc. Các điểm xuất khẩu hàng đầu của Campuchia là Bắc Mỹ và châu Âu. Khi kinh tế Campuchia phát triển và tiền lương của người dân được tăng lên, Campuchia sẽ phải chuyển sang loại hình sản xuất khác. Vị thế địa lý của Campuchia và các liên kết với ASEAN sẽ là một lợi thế đáng kể để Campuchia vượt qua thách thức này.

Việt Nam cũng là một điển hình. Từ sau khi tiến hành Đổi mới vào năm 1986, giảm bớt những hạn chế đối với doanh nghiệp tư nhân và mở cửa nền kinh tế cho sự tham gia của nước ngoài, GDP của Việt Nam đã tăng hơn 3 lần. Điểm số về mức độ gắn kết sâu rộng của Việt Nam hầu như được quyết định chủ yếu bởi thương mại hàng hóa và dòng vốn chảy vào.

Việt Nam đang xếp thứ 26 trong bảng xếp hạng chỉ số Kết nối toàn cầu, tăng 12 bậc từ vị trí 54 về mức độ gắn kết từ năm 2005. Cũng có nét tương đồng với Campuchia, sự chuyển đổi kinh tế của Việt Nam bắt đầu với ngành may mặc, nhưng gần đây, các ngành xuất khẩu phát triển nhanh nhất của Việt Nam lại bao gồm điện thoại di động và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.

buc tranh lien ket toan cau o dong nam a
Singapore là một bài học thành công cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. (Nguồn: The Nikkei Asian Review)

Malaysia liên tục đạt được kết quả khả quan trong 11 năm qua, đứng thứ 18 năm 2005 và 17 năm 2015 trong bảng xếp hạng DHL. Mô hình kinh tế mới do Thủ tướng Malaysia Najib Razak đưa ra vào năm 2010 và mô hình hóa Chính sách kinh tế mới của những năm 1970 đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người lên 49.500 Ringgit (11.097 USD) vào năm 2020. Bất chấp một số khó khăn gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng mục tiêu đầy tham vọng này ít nhiều đang theo đúng kế hoạch.

Malaysia đã đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, dẫn đầu là sản xuất công nghệ cao. Nước này cũng xuất khẩu lượng lớn các mặt hàng nhiên liệu khoáng sản và nông sản. Malaysia đã củng cố vị trí thứ 13 về trao đổi thương mại theo chiều sâu với sự hoạt động mạnh mẽ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Singapore là quốc gia có định hướng hướng ra thế giới ngay từ đầu. Singapore chấp nhận thực tế là một quốc gia nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế và tham gia chủ nghĩa toàn cầu từ rất sớm. Cựu Thủ tướng Singapore S. Rajaratnam từng gọi Singapore là "thành phố toàn cầu" từ năm 1972, rất lâu trước khi thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi.

Singapore đang tiếp tục thực hiện cách tiếp cận đa chiều đối với toàn cầu hóa, kết hợp các chiến lược cụ thể về ngành, phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Singapore. Singapore đang phấn đấu trở thành trung tâm thương mại quốc tế và đứng thứ 10 về vốn, thông tin và con người.

Chuỗi phát triển

Mặc dù có sự khác biệt về cấu trúc giữa các nền kinh tế khiến các nước không thể bắt chước, song các nước Đông Nam Á có thể học hỏi lẫn nhau. Campuchia có thể học tập từ Việt Nam, Việt Nam học tập từ Malaysia, và mức độ phát triển cao của Singapore có thể trở thành mục tiêu dài hạn cho tất cả các nước.

Singapore cũng có thể tiếp tục là mô hình phát triển cho thế giới. Song điều đó không có nghĩa Singapore sẽ dừng lại ở mức độ phát triển như hiện nay. Mặc dù mức độ liên kết sâu sắc hiện nay của Singapore rất ấn tượng song nước này còn rất nhiều dư địa để tiếp tục phát triển. Những nhà sản xuất vượt trội của đảo quốc này có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Những mối quan tâm gần đây về toàn cầu hóa có thể khiến vài người cho rằng những nước có mức độ gắn kết sâu rộng sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn trong một thế giới bất ổn như hiện nay. Nhất là khi những người chơi chính ở phương Tây cho thấy dấu hiệu rút khỏi sân chơi toàn cầu. Thêm vào đó, sự suy giảm trong tốc độ phát triển của Trung Quốc có thể là mối đe dọa cho các nước.

Tuy nhiên, một chiến lược tiếp tục làm sâu sắc gắn kết toàn cầu vẫn là con đường tốt nhất trong tương lai gần. Ngay cả khi phương Tây rút lui khỏi quá trình toàn cầu hóa, những cơ hội phát triển ở phạm vi gần hơn đang nổi lên có thể giúp bù đắp cho việc này.

Đồng thời, mặc dù sự suy thoái ở Trung Quốc là một rủi ro đáng kể, những nền kinh tế đang phát triển nhanh ở khu vực có thể tìm ra giải pháp thay thế quan trọng cho các nhà đầu tư và vẫn tận dụng được sự mở rộng kinh tế của khu vực.

buc tranh lien ket toan cau o dong nam a Bản sắc Việt nổi bật tại Lễ hội ẩm thực ASEAN

Ngày 1/4, tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp cùng các doanh ...

buc tranh lien ket toan cau o dong nam a Việt Nam nỗ lực thúc đẩy sáng kiến liên kết ASEAN

Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN, đặc biệt là với các nước CLMV để xây dựng được cơ chế, bộ ...

Đỗ Mai Lan

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động