Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ cuối)

Vũ Đăng Minh
TGVN. Năm 2020 chuyển giao cho năm 2021 cả mặt tích cực, cơ hội và tiêu cực, thách thức. Mặt tích cực nhất là nhận thức không một nước nào, kể cả nước lớn có thể “một mình một chợ”, là sự cần thiết phải đổi mới tư duy trong quản trị quốc gia, quan hệ quốc tế, liên kết, kết nối, hợp tác vì lợi ích chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ 1)

Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ 1)

Khó khăn, thách thức vẫn là phòng chống đại dịch, phục hồi kinh tế, ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh. Ngân sách, chi phí quốc phòng nhiều nước vẫn tăng mạnh. Chiến lược quốc phòng, an ninh của các nước lớn, nhất là Mỹ và Nga coi trọng phát triển vũ khí chiến lược, vũ khí hạt nhân để răn đe. Có những kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân khá mơ hồ, kiểu như: đe dọa sự sống còn, gây hư hại cho cơ sở quân sự, cơ sở hạ tầng chính phủ, đòn tấn công phủ đầu…

Mâu thuẫn trong thời điểm chuyển giao quyền lực và những vấn đề phức tạp bên trong có thể được chuyển hóa ra bên ngoài… Không loại trừ tính toán sai lầm có thể dẫn đến xung đột vũ trang, chiến tranh thảm khốc.

Đại dịch và suy thoái vẫn tiếp diễn

Một số nước đã sản xuất vaccine và đưa vào tiêm chủng rộng rãi trong năm 2021, nhưng công suất chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thế giới. Nước nghèo, chậm phát triển khó mua đủ vaccine nếu không được hỗ trợ. Xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ gây khó khăn cho phòng chống đại dịch. Mâu thuẫn giữa mở cửa, nối lại hoạt động kinh tế và phong tỏa, giãn cách xã hội, làm gia tăng nguy cơ tái lây nhiễm tại các địa bàn xung yếu. Nếu chủ động phối hợp, phòng chống tích cực trên toàn cầu thì có thể cơ bản khống chế được đại dịch Covid-19 trong năm 2021. Ngược lại, đại dịch sẽ kéo dài hơn.

Nhiều khả năng, năm 2021, suy thoái kinh tế vẫn tiếp diễn, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giảm, chỉ một số ít nước có GDP dương. Ngân sách chi cho phòng chống đại dịch, hỗ trợ đời sống, khôi phục sản xuất rất lớn. Tình hình đó thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và cạnh tranh, tranh giành lợi ích. Một số nước lớn lợi dụng gây sức ép, buộc các nước gặp khó khăn về kinh tế phải chấp nhận thua thiệt thương mại, nhượng bộ lợi ích, chủ quyền quốc gia.

Mỹ mang gì cho thế giới

Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ cuối)
“Con tàu Mỹ sẽ chênh vênh” nếu tân Tổng thống Joe Biden không giải quyết kịp thời các vấn đề cốt lõi cả đối nội và đối ngoại mà ông Donald Trump để lại...

Dư luận nói người Mỹ bầu và trao cho thế giới một tổng thống. Có nghĩa là vừa thừa nhận vai trò, ảnh hưởng của Mỹ vừa dự cảm những thách thức phải đối mặt liên quan đến bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Điều mà thế giới quan tâm nhất là chính sách ngoại giao, an ninh, quốc phòng của nhiệm kỳ Tổng thống mới. Thông điệp của ông Joe Biden “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Trước hết, tân Tổng thống phải vượt qua sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ, đại dịch, suy thoái kinh tế, đối mặt với đa số tối thiểu ở Thượng viện nhiều khả năng vẫn do Đảng Cộng hòa nắm và những “vật cản chính sách” mà Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump đã cài đặt trước khi chuyển giao quyền lực.

Một số nhà chính trị, nghiên cứu quốc tế cho rằng 4 năm tới “con tàu Mỹ sẽ chênh vênh” nếu tân Tổng thống Joe Biden không giải quyết kịp thời các vấn đề cốt lõi cả đối nội và đối ngoại mà ông Donald Trump để lại.

Bàn cụ thể, đầy đủ về chính sách ngoại giao, an ninh, quốc phòng của Mỹ năm 2021 vào thời điểm chưa chính thức chuyển giao quyền lực, nội các chưa triển khai hoạt động có phần khó. Nhưng có thể căn cứ vào quan điểm, chính sách của Đảng Dân chủ, các tuyên bố, nhân sự đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Cố vấn An ninh quốc gia… và một số động thái của Tổng thống đắc cử để phác thảo đôi nét.

Các chính trị gia, nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng ông Joe Biden khó có thể phục hồi các chính sách như thời Tổng thống Dân chủ Barack Obama. Bởi tình hình năm 2021 khác nhiều với 4 năm trước. Di sản của chính quyền Donald Trump không chỉ tác động mạnh mẽ đến thế giới mà còn ngấm sâu vào xã hội Mỹ, không dễ xóa bỏ. Tân Tổng thống Joe Biden cũng không thể đảo lộn toàn bộ chính sách theo kiểu “cách mạng”.

Phương án khả dĩ là “cải cách”, tức là thay đổi cách thức quan hệ với các đồng minh, đối tác và các nước khác nhằm “đưa nước Mỹ trở lại vĩ đại”. Theo đó, Mỹ coi trọng hợp tác với đồng minh, đối tác để giải quyết các vấn đề nổi cộm, đối phó với các thách thức toàn cầu, nhất là với Trung Quốc, Nga, Iran. Các nhà chính trị, nghiên cứu quốc tế hy vọng Mỹ có thể tham gia trở lại các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, cắt giảm vũ khí hạt nhân, CPTPP…

Cuối năm 2020, lưỡng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Ủy nhiệm (chi tiêu) quốc phòng năm 2021 với mức 740 tỷ USD, bổ sung nội dung “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương”. Điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ tiếp tục chú trọng duy trì sức mạnh quân sự, nhất là ở Tây Thái Bình Dương, bảo vệ lợi ích chiến lược ở khu vực này.

Để khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới, Mỹ phải can dự nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn, trong khi nguồn lực quốc gia suy giảm. Việc Tổng thống Trump quyết định rút quân, giảm sự hiện diện quân sự trong một số cuộc chiến tranh kéo dài, không mấy hiệu quả ở Iraq, Afghanistan…, gây chia rẽ nội bộ, tạo điều kiện cho đối thủ chiếm lĩnh các “khoảng trống”.

Chủ trương thúc đẩy hợp tác với đồng minh, đối tác cũng không dễ thực hiện bởi xuất hiện những khác biệt lợi ích trong quan hệ với một số nước. Không ít đồng minh, đối tác của Mỹ có quan hệ khá sâu, thậm chí phụ thuộc vào kinh tế, công nghệ Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Mỹ sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề đối nội, kết hợp “khôi phục” và “cải cách” thận trọng một số lĩnh vực, nội dung chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng với các đồng minh, đối tác quan trọng ở một số địa bàn chiến lược. Theo các nhà chính trị, nghiên cứu quốc tế, năm 2021, Mỹ sẽ khó hoặc không có bước đột phá nào.

Quan hệ Mỹ với Trung Quốc, Nga vẫn căng thẳng

Cả đảng Dân chủ, Cộng hòa và Tổng thống Joe Biden đều xác định Trung Quốc và Nga là 2 đối thủ, thách thức hàng đầu của Mỹ. Tùy lĩnh vực, địa bàn, thời điểm mà đối tượng này hay đối tượng kia nổi lên. Mỹ vẫn sẽ thực thi chính sách cứng rắn với Trung Quốc và Nga.

Với Trung Quốc, chính sách của Mỹ không thay đổi đột ngột, như tuyên bố của ông Joe Biden: “Tôi sẽ không có bất kỳ động thái tức thì nào”. Mỹ sẽ tập trung vào hành vi lạm dụng thương mại, đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, bán phá giá, trợ cấp chính phủ cho doanh nghiệp. Vấn đề Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông, dân chủ, nhân quyền vẫn là con bài của Mỹ. Tổng thống Joe Biden đã nói rõ cách thức đối phó “Chiến lược tốt nhất với Trung Quốc là đưa tất cả mọi người trong chúng ta lên cùng một con thuyền”.

Không ít lần Tổng thống Joe Biden cho rằng Nga mới là đối thủ số 1. Mặt trận chống Nga sẽ mở rộng, nhất là trên địa bàn trọng điểm chiến lược, không gian hậu Xô Viết. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu thẳng thắn: chẳng mong điều gì tốt đẹp từ Tổng thống mới”.

Tham vọng xây dựng “EU địa chính trị”

Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ cuối)
EU còn nhiều việc phải làm, nhất là giải quyết mâu thuẫn giữa một số nước thành viên về ngân sách phòng chống đại dịch, phục hồi kinh tế, vấn đề “hậu Brexit”. (Nguồn: IFL)

EU nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa một số nước thành viên về ngân sách phòng chống đại dịch, phục hồi kinh tế, vấn đề “hậu Brexit”. EU thể hiện sự quan tâm, chủ động hơn đối với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, cắt giảm vũ khí hạt nhân, hiệp định thương mại tự do mới, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong đó có Biển Đông...

Cùng với hy vọng về sự thay đổi cách thức quan hệ với đồng minh của Mỹ, EU củng cố sự thống nhất, đảm nhiệm trách nhiệm là một cực trong thế giới đa cực. Tuy nhiên, tham vọng xây dựng “EU địa chính trị” cũng gặp không ít cản trở từ sự khác biệt lợi ích giữa một số nước thành viên, mâu thuẫn giữa Hy Lạp, Cyprus với Thổ Nhĩ Kỳ, nước có nguyện vọng gia nhập EU và trong quan hệ tổng thể với Trung Quốc, Nga.

Châu Á - Thái Bình Dương

Vẫn là một địa bàn trọng điểm chiến lược, nhiều tiềm năng. Sự hiện diện, can dự, cạnh tranh, đối đầu giữa các nước lớn, mà biểu hiện tập trung ở Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ và Bộ Tứ (Quad) với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là vấn đề nổi bật nhất của khu vực.

Nhiều điểm nóng vẫn tiềm ẩn, nhiều vấn đề phức tạp khó có thể giải quyết nếu không có sự hợp tác, liên kết khu vực, liên khu vực vì lợi ích chung. Dù vậy, với các hiệp định thương mại tự do mới, động thái tích cực vừa qua, châu Á-Thái Bình Dương sẽ vẫn là một trong những khu vực phát triển năng động nhất.

Thành công của ASEAN trong năm 2020 thông qua nhiều hội nghị, sáng kiến về phòng chống đại dịch, kế hoạch phục hồi tổng thể, đồng thuận, cam kết của cộng đồng với các đối tác về sự cần thiết duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, khẳng định vai trò trung tâm, kết nối khu vực của ASEAN.

Tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” sẽ lan tỏa, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, liên kết, kết nối khu vực, liên khu vực, thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển.

Trung Đông - Bắc Phi vẫn là “điểm nóng”

Dự báo tình hình Trung Đông - Bắc Phi không thể không nhắc tới cái gọi là “Mùa Xuân Arab” bắt đầu từ 10 năm trước. Trước “Mùa Xuân Arab”, nhiều nước ở Trung Đông – Bắc Phi đang ổn định, khá phồn vinh như Iraq, Libya, Syria… Tunisia có nền giáo dục đứng thứ 17, sức cạnh tranh của nền kinh tế xếp thứ 40 thế giới; Libya có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp nhất châu Phi.

Không thể phủ nhận Trung Đông - Bắc Phi cũng tồn tại những vấn đề phức tạp cần điều chỉnh, thay đổi. Tuy nhiên, người ta điều chỉnh, sửa sai bằng cách làm sai lầm, tệ hại hơn, lôi kéo, kích động dân chúng biểu tình, tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ, thay thế chính quyền cũ bằng chính quyền mới, chưa được định hình đúng đắn, rõ ràng, không thể kiểm soát tình hình, thậm chí chỉ nhằm tranh giành quyền lực giữa các sắc tộc, phe phái.

Bên ngoài, có kẻ “thả thính”, có kẻ nhân “đục nước thả câu” và có kẻ “khuấy cho đục nước để bắt cá”. Kết cục là những Libya, Syria, Yemen… trở thành chiến trường của nhiều phe phái, nhiều nước lớn. Quyền tự quyết hiện không nằm trong tay chính phủ. Người dân gánh chịu hậu quả thảm khốc của xung đột, chiến tranh, mơ trở lại ngày xưa cũng khó.

Một khi, bên trong vẫn phụ thuộc vào sự can dự của các nước lớn, thì tình hình Trung Đông - Bắc Phi vẫn bế tắc, vẫn tiếp tục là “điểm nóng” khó hạ nhiệt. Một số nước Trung Đông - Bắc Phi có thể là con bài mặc cả, trao đổi giữa các nước lớn.

Biến động chính phủ Israel cuối tháng 12 không chỉ là vấn đề quốc gia, mà ảnh hưởng lớn đến khu vực, quan hệ với các nước Arab, Palestine. Những động thái gần đây giữa Mỹ, Israel với Iran, không loại trừ đám cháy bùng phát.

Nhu cầu và động lực liên kết đa phương

Căng thẳng, đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga và các thách thức an ninh toàn cầu khác đẩy nhiều nước sát lại gần nhau. Đó là sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ với Australia, Nga với Iran, đáng chú ý nhất là giữa Nga với Trung Quốc.

Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ cuối)
Năm 2021 có thể chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Nga với Trung Quốc. Ảnh chụp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh SCO tháng 6/2018. (Nguồn: Reuters)

Mới đây, trả lời câu hỏi về khả năng lập liên minh quân sự Nga - Trung Quốc, Tổng thống Putin nói: chắc chắn có thể hình dung được, thời gian sẽ cho biết việc này tiến triển tới đâu. Chúng tôi chưa đặt mục tiêu đó… Chúng tôi cũng không loại trừ khả năng đó. Trung Quốc hoan nghênh một cách thận trọng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói bình luận của Tổng thống Putin “thể hiện tầm cao và bản chất đặc biệt” của quan hệ Nga - Trung.

Ngày 15/12, Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước ký kết Nghị định thư về việc gia hạn Hiệp định thông báo lẫn nhau về phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa vận tải vũ trụ giữa chính phủ CHND Trung Hoa và chính phủ Liên bang Nga. Đây là minh chứng sinh động cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Nga - Trung.

Hai nước có lợi ích chung trong hợp tác, ủng hộ lẫn nhau đối phó với sức ép từ Mỹ và đồng minh. Nga cần nguồn tài chính, thương mại từ Trung Quốc. Trung Quốc cần công nghệ quân sự Nga. Và hơn nữa là mũi tên nhắm vào Mỹ.

Tới đây, có thể thêm một số hợp tác an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, kinh tế. Tuy không đến mức “đồng sàng dị mộng”, nhưng hai nước có những khác biệt lợi ích, tồn tại trong vấn đề sở hữu, chuyển giao công nghệ quân sự tiên tiến và vùng Viễn Đông… Do đó, như nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế, phát triển thành liên minh quân sự là điều rất khó khả thi.

Việt Nam bước vào giai đoạn mới

Năm 2020 và trong cả nhiệm kỳ, tình hình đột biến chưa từng có, nhưng chúng ta vẫn đạt những thành tựu nổi bật. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Năm 2021, dấu mốc quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 100 thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước. Khó khăn, thách thức và thuận lợi, thời cơ vẫn đan xen. Nhưng thành công vang dội, toàn diện, trọn vẹn và thực chất trong năm Chủ tịch ASEAN, truyền thống đoàn kết, nhân ái trong đại dịch, Văn kiện và các hoạt động tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng tạo nền tảng vật chất và tinh thần để xây dựng, phát triển đất nước, gia tăng vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, 2045.

Theo văn hóa Á Đông, nhiều nước gọi năm 2021 là Tân Sửu. Trâu chậm nhưng chắc, có sức chịu đựng cao. Hy vọng năm Tân Sửu sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

Thế giới thời ông Joe Biden: Kỳ vọng và hy vọng

Thế giới thời ông Joe Biden: Kỳ vọng và hy vọng

TGVN. Liệu ông Joe Biden có thể mang lại những thay đổi lớn cho thế giới như nhiều người từng kỳ vọng ở ông hay ...

Năm 2020 - Một năm được và mất với châu Á

Năm 2020 - Một năm được và mất với châu Á

TGVN. Tờ Japan Times mới đây đã đăng tải bài viết nhìn nhận lại những điều được và mất tại châu Á trong suốt một ...

Hậu Covid-19: Thế giới kỳ vọng quan tâm hơn đến sức khỏe cộng đồng

Hậu Covid-19: Thế giới kỳ vọng quan tâm hơn đến sức khỏe cộng đồng

TGVN. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đã phá vỡ cuộc sống xã hội hiện đại trên một quy mô toàn cầu khiến nhân loại sửng ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và dứt khoát biện pháp mới cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo Dải ...
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động