TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam - Oman: Cuộc hội ngộ lớn nhất sau 26 năm |
Tại cuộc họp, hai bên sẽ trao đổi, thống nhất những biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế thương mại, giáo dục, kỹ thuật... tạo đà cho sự tăng trưởng mới giữa hai nước.
Kỳ vọng phát triển quan hệ
Việt Nam - Oman chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9/6/1992. Mặc dù thời gian tương đối ngắn, song 2 nước đã không ngừng vun đắp, phát triển quan hệ trên nhiều phương diện. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao sang thăm và làm việc lẫn nhau. Bên cạnh đó, hai nước đã ký một số thỏa thuận song phương và biên bản ghi nhớ trong các lĩnh vực hàng không, thương mại, nhân lực, bảo hộ đầu tư lẫn nhau và tránh đánh thuế 2 lần. Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Oman - TS. Ali bin Masoud bin Ali al Sunaidy. (Nguồn: VOI) |
Năm 2008, Việt Nam và Oman đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật vào năm 2008, với kết quả là sự ra đời của Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI). Liên doanh này hiện đang đầu tư vào nhiều ngành quan trọng như y tế, dịch vụ, nông nghiệp, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Năm 2013, Bộ Ngoại giao của hai nước đã thành lập Nhóm Tham vấn Chính trị, tổ chức lần lượt cuộc họp đầu tiên và thứ 2 của nhóm này ở thủ đô Muscat và thủ đô Hà Nội.
Trong lĩnh vực kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt gần 47 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất sang Oman 13 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê, hải sản, sắt thép; Việt Nam nhập từ Oman 34 triệu USD, chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường... Kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên đạt 65 triệu USD năm 2014 và 65,5 triệu USD năm 2015, trong đó Việt Nam xuất khẩu 33,4 triệu USD và nhập khẩu 32,1 triệu USD. Hiện Việt Nam có hàng trăm lao động đang làm việc tại Oman.
Bước đột phá mới
Tuy nhiên, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Oman vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của hai nước. Không chỉ là thúc đẩy hợp tác song phương, Việt Nam mong muốn Oman là cánh cửa để Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Đông - châu Phi; và ngược lại, Oman mong muốn Việt Nam là cánh cửa để nước này tiến vào thị trường ASEAN hàng trăm triệu dân.
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Oman, ngày 22/3. (Nguồn: VOI) |
Kỳ họp lần thứ 3 của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (UBHH) Việt Nam – Oman do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Oman Ali bin Masoud bin Ali al Sunaidy đồng chủ trì tiếp tục tìm ra các cơ chế mới để thúc đẩy hiệu quả các hiệp định đã ký và bàn thảo các phương hướng mới, tháo gỡ các vướng mắc để tạo bước phát triển đột phá trong quan hệ giữa hai nước.
Tham dự kỳ họp còn có Đoàn doanh nghiệp Oman do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Oman – ông Qais Mohammed Al Yousef dẫn đầu. Trong đoàn có 10 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như điện, điện tử, thiết bị điện gia dụng, cơ khí, thang máy, xây dựng, bất động sản, khách sạn, du lcihj, giáo dục, y tế, nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, đóng tài, thiết bị hàng hải, dầu khí, vận tải, lao động, khai khoáng , dịch vụ tài chính, đầu tư, dệt may… Đoàn sẽ tiến hành các hoạt động giao thương, xúc tiến tìm hiểu các cơ hội kinh doanh, hợp tác công nghiệp và đầu tư với các đối tác Việt Nam.
Tại cuộc họp, hoạt động của Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) được nhấn mạnh như là mô hình tốt về đầu tư của Oman vào Việt Nam, là cầu nối về hợp tác kinh tế giữa hai nước. Với một triết lý đầu tư giá trị và đầu tư lâu dài, đâu tư chủ chốt của VOI dựa trên câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam, trong các lĩnh vực thiết yếu như ngành điện, đường thu phí, hậu cần, nước sạch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, hàng tiêu dùng...
Liên doanh Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đã phát triển thành một nhà đầu tư tích cực và có trách nhiệm trong những dự án quan trọng với các đối tác hàng đầu Việt Nam, như trao học bổng cho sinh viên Đại học Văn Lang, đặt nền tảng cho quan hệ đối tác. VOI cũng trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Cơ sở Hạ tầng TP. Hồ Chí Minh (CII) với gần 9,2% sở hữu vốn trong CII; đầu tư vào Nhà máy Nước Sông Hậu ở Hậu Giang, Nhà máy Nước Sài Gòn ở TP. Hồ Chí Minh; dự án trồng ca cao sạch ở Tây Nguyên, góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ các nhà xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới. VOI đã giải ngân hơn 200 triệu USD trong vòng gần 10 năm qua, trở thành một dòng đầu tư tiêu biểu từ Trung Đông vào Việt Nam. |
Điện mừng Quốc khánh Oman Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 46 Quốc khánh Vương quốc Oman (18/11/1970 – 18/11/2016), Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ ... |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Oman Chiều 27/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Vương quốc Oman Sultan Saif Hilal Al Mahruqi nhân ... |