Nhỏ Bình thường Lớn

Bước tiến mới xây dựng nền Ngoại giao toàn diện, hiện đại

Ngày 14/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Đây là văn kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành Ngoại giao nói chung và đối với các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng trong triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
(Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tòa nhà Trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thể chế hóa đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra chủ trương phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại với 3 trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đây là chủ trương mang tầm chiến lược, lâu dài và cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành ngoại giao phải xây dựng ngành ngoại giao vững mạnh toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại.

Trong bối cảnh đó, việc thể chế hoá đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương mới của Đảng về công tác đối ngoại như Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài…, đồng thời cập nhật các quy định của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức nhà nước và thực tiễn quản lý hoạt động đối ngoại thời gian qua đặt ra yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ cũng như sắp xếp, kiện toàn bộ máy của Bộ Ngoại giao.

Bên cạnh các nhiệm vụ được kế thừa từ Nghị định 26/2017/NĐ-CP, nhằm bảo đảm triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị và được Chính phủ đồng ý cho phép điều chỉnh, bổ sung, cập nhật một số nội dung mới.

Theo Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022, Bộ Ngoại giao sẽ có trách nhiệm “xây dựng kế hoạch; tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo quy định và phân cấp quản lý”; “chuẩn bị và xây dựng các báo cáo của Chính phủ tại các kỳ họp của Quốc hội về tình hình quốc tế và quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước” và “xây dựng chủ trương bầu cử tại các tổ chức quốc tế và các cơ chế đa phương; chủ trương tổ chức các sự kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đối ngoại”. Việc quy định cụ thể các nhiệm vụ này nhằm thể chế hóa Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại được ban hành theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/10/2015 của Bộ Chính trị khóa XI, khẳng định vai trò đầu mối thực hiện quản lý nhà nước trong công tác đối ngoại của Bộ Ngoại giao.

Một nhiệm vụ quan trọng khác được Chính phủ giao cho Bộ Ngoại giao tại Nghị định số 81, đó là việc “tham mưu, chuẩn hoá và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao ở cấp cao của Đảng và Nhà nước”. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được Bộ Ngoại giao triển khai từ nhiều năm qua nhưng chưa được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào.

Cùng với quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, nhu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương nói chung và đội ngũ cán bộ đối ngoại, đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế nói riêng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước thực trạng này, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Ngoại giao bổ sung nhiệm vụ “xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế” vào Nghị định mới.

Tinh gọn bộ máy, phát huy hiệu quả quản lý nhà nước

Về cơ cấu tổ chức, quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, Bộ Ngoại giao đã giảm thêm 3 đơn vị đầu mối so với Nghị định 26/2017/NĐ-CP thông qua việc sáp nhập Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài vào Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (đã hoàn tất trong năm 2020); kiến nghị hợp nhất Cục Cơ yếu và Trung tâm Thông tin thành Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin và không duy trì Vụ Thi đua-Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao.

Trước đó, trong năm 2020, trên cơ sở tổ chức triển khai quyết liệt Chương trình, Kế hoạch hành động triển khai các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trình Bộ Chính trị ban hành Quyết định số số 209-QĐ/TW về việc hợp nhất Đảng Bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao thành một tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Việc hợp nhất 2 Đảng bộ trên thực tế cũng đã giúp giảm được 1 cấp ủy trực thuộc Trung ương, 5 cơ quan tham mưu, giúp việc kiêm nhiệm và 3 cơ quan chuyên trách.

Như vậy, với Nghị định số 81, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao được tinh gọn thành 25 tổ chức hành chính và 9 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có tới 7 đơn vị sự nghiệp đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên, 1 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và chỉ còn 1 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Triển khai Chiến lược xây dựng và phát triển ngành

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục hoàn thiện Chiến lược xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao đến năm 2030, trong đó đề ra yêu cầu tiếp tục rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các điều kiện và tập trung nguồn lực để các đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Cùng với đất nước, ngành ngoại giao đang bước vào giai đoạn chiến lược mới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 81 sẽ giúp Bộ Ngoại giao kiện toàn bộ máy, phương thức, cơ chế vận hành theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao cơ chế phối hợp theo hướng đồng bộ, thông suốt, chặt chẽ và hiệu quả giữa đối ngoại đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngành Ngoại giao với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức trong hệ thống chính trị, tạo thuận lợi cho Bộ Ngoại giao thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng cũng như hoàn thành tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục quyết liệt xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục quyết liệt xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục quyết liệt xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; lấy người dân, địa phương ...

Khởi đầu nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh

Khởi đầu nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh

Đối với những người làm công tác đối ngoại, những ngày tháng Tám lịch sử cách đây 77 năm không chỉ là mốc son chói ...

Nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ Ngoại giao trẻ bản lĩnh, chuyên nghiệp và hiện đại

Nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ Ngoại giao trẻ bản lĩnh, chuyên nghiệp và hiện đại

Ngày 11/8 tại Nhà làm việc số 2 Lê Quang Đạo, được sự đồng ý của Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo Bộ và Đoàn Khối ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nền ngoại giao hiện đại

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nền ngoại giao hiện đại

Chiều ngày 13/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự và phát biểu ý kiến chỉ ...

Tăng cường ngoại giao toàn diện phục vụ phát triển

Tăng cường ngoại giao toàn diện phục vụ phát triển

Sau hai năm các hoạt động đối ngoại truyền thống bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch, những tháng qua, trao đổi đoàn ...

Tin cũ hơn

ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật
Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA
Việt Nam bày tỏ đoàn kết với Cuba khắc phục hậu quả cơn bão Oscar Việt Nam bày tỏ đoàn kết với Cuba khắc phục hậu quả cơn bão Oscar
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC
Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn
Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư
Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện