TIN LIÊN QUAN | |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Chủ tịch Công ty JX NOEX (Nhật Bản) | |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Công ty dịch vụ tài chính AEON |
Hoạt động xuất nhập khẩu sôi động tại cảng Hải Phòng. (Nguồn: VGP) |
Bài báo viết: Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka tháng Sáu vừa qua, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là vấn đề thu hút sự chú ý của thế giới. Tuy nhiên, trong số lãnh đạo 37 quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự hội nghị, không ai có thể sánh với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về độ năng động. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt 2 ngày tại Osaka để dự hội nghị, sau đó ngay lập tức trở về Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thấy khả năng xuất sắc của ông khi vừa có các cuộc hội đàm với lãnh đạo một số nước và giới doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng sau đó đã ngay lập tức có mặt tại Hà Nội để tham gia lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có những hoạt động cho thấy năng lực tràn đầy khi trong thời gian ở Osaka, ông còn đi thăm tỉnh Wakayama, còn trong thời gian ở Tokyo ông Nguyễn Xuân Phúc không chỉ hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe mà còn diễn thuyết trước 1.500 doanh nhân Nhật Bản.
Thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất nổi bật (7,8%) và vượt trội so với các nước khác. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến hết năm 2018 vượt qua mức 350 tỷ USD. Việt Nam đã có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp với lượng vốn kêu gọi được từ các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã vượt qua cả Singapore. Sự quan tâm và đầu tư của nước ngoài vào các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, du lịch, bất động sản ngày càng tăng. Số lượng doanh nghiệp Nhật Bản tiến vào thị trường Việt Nam cũng tăng vọt.
Với dân số gần 100 triệu người, có tuổi đời trung bình 28, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đang lớn mạnh nhanh chóng, trong năm 2018 đã ghi nhận mức giao dịch điện tử kỷ lục là 33 tỷ USD. Việc sử dụng năng lượng tái sinh ngày càng được coi trọng, tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch trong tổng nguồn cung năng lượng của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 10%.
Việt Nam cũng nổi bật trong lĩnh vực phái cử lao động kỹ năng cao vào Nhật Bản. Số lượng thực tập sinh kỹ năng và du học sinh Việt Nam đang đứng hàng đầu. Số lượng du học sinh Việt Nam chiếm 1/4 tổng số du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được vì có nhiều công ty Nhật Bản đã đầu tư hoặc đang nghiên cứu đầu tư vào thị trường Việt Nam, làm gia tăng số người Việt Nam muốn làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong bối cảnh trên, số người học tiếng Nhật tại Việt Nam cũng đang tăng nhanh. Số khách Việt Nam du lịch Nhật Bản trong năm 2018 cũng vượt qua con số 310.000 lượt, tăng gấp 4 lần trong 5 năm qua. Số người Việt Nam yêu thích sản phẩm và dịch vụ Nhật Bản cũng ngày càng tăng.
Chuỗi siêu thị bán lẻ Aeon hiện có 4 cơ sở tại Việt Nam, tại đây không chỉ bán các sản phẩm của Nhật Bản, mà còn xuất khẩu mỗi năm gần 300 triệu USD hàng hóa Việt Nam vào Nhật Bản. Trung tâm thương mại Takashima cũng đã quyết định đóng cửa hàng ở Thượng Hải và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Việt Nam đang đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực, xuất hiện nhiều công ty kinh doanh mang tính đổi mới. Đại diện cho xu hướng này là chiếc ô tô đầu tiên của hãng Vinfast được sản xuất trong nước đã lần đầu tiên ra mắt trong năm 2019. Ứng dụng First Go vừa mới ra đời chưa lâu nhưng đã thu hút được vốn từ các nhà đầu tư Mỹ và Hàn Quốc, không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà còn có kế hoạch mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, Mỹ và Brazil. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những bước tiến trên cũng là một công ty đầu tư của Việt Nam mang tên Vina Capital.
Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành nước nhận nhiều viện trợ ODA của Nhật Bản, và có thể nói là nước có quan hệ hữu nghị nhất với Nhật Bản ở châu Á. Trên chiếc cầu nối sân bay Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội, những tấm biển được ghi dòng chữ "chiếc cầu hữu nghị Nhật - Việt" nhằm cảm ơn sự hỗ trợ của Nhật Bản được treo khắp nơi. Tới đây, các khoản viện trợ của Nhật Bản có thể sẽ có tác động tới tương lai của Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tương lai của Việt Nam sẽ ngày càng khởi sắc nhờ quan hệ đối tác với Nhật Bản.
| Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc tỉnh Nagano (Nhật Bản) TGVN. Chiều 14/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Abe Shuichi, Thống đốc tỉnh Nagano, Nhật Bản. |
| Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản TGVN. Sáng 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ ... |
| Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Đại sứ đặc biệt Việt-Nhật TGVN. Chiều 26/7, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp ông Sugi Ryotaro, Đại sứ đặc biệt Việt-Nhật, người ... |