Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam

Bảo Chi
TGVN. Ngày 10/3, các Bộ trưởng Kinh tế thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức nhóm họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM hẹp) lần thứ 26 tại Đà Nẵng. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam Việt Nam đề xuất 13 ưu tiên cho Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM) lần thứ 26
cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam Dự báo tác động của EVFTA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam
Toàn cảnh Hội nghị.

Đây là hội nghị thường niên cấp Bộ trưởng phụ trách kinh tế đầu tiên trong năm, là dịp quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN trao đổi, thống nhất định hướng lớn và các ưu tiên hợp tác kinh tế ASEAN năm 2020, hướng tới hoàn thành Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2025.

Tại Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Với sáng kiến còn lại liên quan đến giảm cước chuyển vùng quốc tế, các Bộ trưởng cũng thông qua nhưng giao các cơ quan chuyên môn cần làm rõ thêm một số vấn đề kỹ thuật trước khi có thể triển khai chính thức.

Các sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thương mại hàng hóa, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, phát triển bền vững, tài chính, thống kê, đổi mới sáng tạo… được xây dựng theo 3 định hướng gồm: (i) thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực nội khối ASEAN; (ii) đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và (iii) nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Việc thông qua các sáng kiến ưu tiên này là một kết quả quan trọng giúp khẳng định vai trò của ASEAN hướng tới củng cố khối đoàn kết khu vực, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đồng thời chủ động ứng phó trước với các cơ hội và thách thức đang nổi lên từ bối cảnh khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vai trò chủ động thích ứng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN được Việt Nam thể hiện thông qua đề xuất đưa ra một Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng nhằm duy trì chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sức khoẻ người dân mà còn nền kinh tế khu vực.

Bên cạnh các sáng kiến ưu tiên theo đề xuất của Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Hội nghị cũng đã rà soát và thống nhất các ưu tiên trong chương trình làm việc thường niên năm 2020 trong kênh kinh tế.

Danh sách này bao gồm 62 nội dung khác nhau thuộc phụ trách của AEM, thuộc các lĩnh vực hàng hóa (gồm thương mại hàng hóa, thuận lợi hóa thương mại, cơ chế một cửa ASEAN, tiêu chuẩn); thương mại dịch vụ; môi trường đầu tư; thuận lợi hóa di chuyển của lao động có tay nghề và khách kinh doanh; chính sách cạnh tranh; bảo vệ người tiêu dùng; thúc đẩy hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ; thông lệ tốt; thương mại điện tử; thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp SMEs; ASEAN toàn cầu; số liệu thống kê.

Ngoài ưu tiên thảo luận về hợp tác nội khối, Hội nghị lần này cũng thảo luận tìm giải pháp cho các vấn đề tồn tại trong hợp tác ngoại khối. Cụ thể, Hội nghị AEM hẹp lần này đã thảo luận định hướng hợp tác liên quan đến một số đối tác cần sớm có định hướng mới như: thời điểm khởi động rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA), hợp tác với Hàn Quốc...

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng thông qua 6 khuyến nghị của Hội nghị Nhóm Đặc trách cao cấp về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ 37 (HLTF-EI 37) được tổ chức từ ngày 12-13/2 tại Hà Nội, trong đó đáng lưu ý là việc (i) nhất trí chỉ đạo các Nhóm công tác chuyên ngành đóng góp tích cực vào quá trình Rà soát giữa kỳ Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, hướng đến hoàn thành bản báo cáo sơ bộ cuối năm nay và bản cuối cùng vào đầu năm 2021; (ii) thông qua mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo RCEP là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.

Vào ngày mai 11/3, các Bộ trưởng ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận về phương hướng để các nước ASEAN có thể thúc đẩy việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Ngoài ra, bên lề Hội nghị AEM hẹp đã diễn ra Phiên tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN vào sáng nay nhằm lắng nghe, trao đổi quan điểm với khu vực tư nhân để ASEAN xây dựng chính sách một cách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ghi nhận sự cần thiết để thiết lập một nền tảng hợp tác công - tư tích hợp kỹ thuật số cho ASEAN, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa MSMEs chuyển đổi số. Nhờ đó, các doanh nghiệp ASEAN sẽ có cơ hội cạnh tranh với các nền kinh tế lớn khác, cũng như tạo điều kiện cho việc chuyển đổi môi trường doanh nghiệp kỹ thuật số mới.

cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam

ADB đề xuất 3 khuyến nghị chiến lược giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

TGVN. Ông Donald Lambert, chuyên gia phát triển khu vực tư nhân của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra khuyến nghị ...

cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam

Hội nghị HLTF-EI 37 đề xuất nhiều khuyến nghị thiết thực về hội nhập kinh tế nội, ngoại khối ASEAN

TGVN. Tiếp theo các hoạt động của Năm ASEAN 2020 do Việt Nam làm chủ nhà, Hội nghị của Nhóm Đặc trách Cao cấp về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ ...

cac bo truong kinh te asean thong qua 12 de xuat ve sang kien uu tien hop tac kinh te cua viet nam

EVFTA: Việt Nam sẽ là 'điểm sáng' của kinh tế thế giới

TGVN. Nhiều quan chức, tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế hàng đầu trên thế giới đã đưa ra nhận định lạc quan ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu V-League vòng 17 mùa giải 2023/24: Quảng Nam vs CAHN, Nam Định vs Bình Dương, Hà Nội vs Viettel

Lịch thi đấu V-League vòng 17 mùa giải 2023/24: Quảng Nam vs CAHN, Nam Định vs Bình Dương, Hà Nội vs Viettel

Lịch thi đấu V-League - Lịch thi đấu vòng 17 V-League mùa giải 2023/24, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Nhận định, soi kèo PSG vs Dortmund, 02h00 ngày 8/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo PSG vs Dortmund, 02h00 ngày 8/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo PSG vs Dortmund tại vòng bán kết lượt về Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 8/5.
Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'

Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'

Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ...
Lá cờ 'Quyết chiến quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sức mạnh tinh thần to lớn

Lá cờ 'Quyết chiến quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sức mạnh tinh thần to lớn

Lá cờ 'Quyết chiến quyết thắng' được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ra mặt trận trước ngày chiến dịch bắt đầu đã trở thành nguồn khích lệ bộ đội.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Để hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học năm 2024, thí sinh cần có những minh chứng gì? - Độc giả Minh Đức
Loạt xe Kia bất ngờ tăng giá trong tháng 5/2024

Loạt xe Kia bất ngờ tăng giá trong tháng 5/2024

Mặc dù các hãng xe khác chạy đua ưu đãi nhằm kích cầu, nhưng Kia lại làm ngược lại khi tăng giá xe Sonet, Caren và Carnival trong tháng 5/2024.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động