📞

Các chỉ số nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn

07:28 | 13/10/2011
Bên lề cuộc Hội thảo quốc tế về quản lý nợ công và nợ nước ngoài quốc gia do Bộ Tài chính phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) tổ chức ngày 17/10, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh họa.

-Theo tính toán của Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam hiện nay là 57,3% /GDP, nhưng theo các tổ chức nước ngoài thì con số này lại khác. Tại sao lại có sự khác biệt như thế?Ông Nguyễn Thành Đô: Theo tôi hiểu thì nợ công trên GDP hiện trên thế giới cũng chưa có một chuẩn mực nào. Riêng EU có quy định 60%/GDP vẫn ở mức an toàn, còn các nước khác không quy định, ngay ở Mỹ cũng chỉ quy định trần nợ công.Nợ công có nhiều cách tính toán, khái niệm khác nhau. Tỷ lệ này bao nhiêu là an toàn: tại sao ở các nước khác như Nhật vẫn coi 20% là an toàn, trong khi một số nước khác ở châu Mỹ-Latinh thì mức 40-50% đã là khủng hoảng.Ở Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa có một quy định nào về tỷ lệ nợ công so với GDP là chỉ số an toàn bởi vì khái niệm nợ công ở Việt Nam mới được sử dụng sau khi có Luật Quản lý nợ công năm 2009. Chúng ta mới chỉ có giới hạn về nợ nước ngoài/GDP, nợ chính phủ/GDP và cả 2 giới hạn này được Chính phủ giới hạn 50%/GDP, hiện cả hai chỉ số này vẫn ở mức an toàn. -Ông có thể giải thích một cách cụ thể hơn về cách tính toán trên?Ông Nguyễn Thành Đô: Đây là do có sự khác nhau về khái niệm nợ công ở các nước. Ở Việt Nam, theo luật quản lý nợ công, nợ công có 3 thành phần là nợ chính phủ (cả nợ trong và ngoài nước), nợ chính phủ bảo lãnh chủ yếu cho các doanh nghiệp và nợ chính quyền địa phương. Theo khái niệm của các nước khác như Thái Lan, Pháp và các tổ chức như WB thì tính khái niệm nợ công có nợ doanh nghiệp Nhà nước.Ở Việt Nam, nợ doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh thì nằm trong nợ công, nhưng những khoản nợ mà doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả thì không nằm trong khái niệm nợ công. Đây là sự khác nhau lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Chúng tôi cho rằng trước tiên phải tính đến đặc điểm kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế tập trung, khu vực Nhà nước rất phát triển chuyển sang kinh tế thị trường và cho đến nay có hơn 4.200 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Những doanh nghiệp này hoạt động phải đi vay vốn của ngân hàng trong và ngoài nước, những khoản vay mà được Chính phủ bảo lãnh thì chưa bàn đến ở đây, nhưng những khoản tự vay tự trả thì doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm để thu xếp vốn trả. Vì hiện tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động bình đẳng theo luật doanh nghiệp, có trách nhiệm như nhau. Các doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao cho sở hữu một nguồn vốn chủ sở hữu nhất định thì các doanh nghiệp đó chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn sở hữu được giao, Chính phủ không đứng ra trả những khoản tự vay của các doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta không đưa các khoản tự vay tự trả của doanh nghiệp vào nợ công.Trong khi các nước khác và WB yêu cầu chúng ta đưa cả các khoản tự vay tự trả của doanh nghiệp vào nợ công . Chúng tôi cho rằng quan niệm như thế là khác nhau.- Từ năm 2006 đến nay , nợ nước ngoài của chúng ta tăng gấp đôi, liệu có nguy hại về nghĩa vụ trả nợ sau này?Ông Nguyễn Thành Đô: Thứ nhất là chúng ta đầu tư phát triển kinh tế, nhiệm vụ, nhu cầu đầu tư nhiều để đảm bảo tăng trưởng GDP trong thời gian vừa qua nên việc huy động vốn vay nhiều như thế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư. Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng nợ cao hơn GDP cho thấy sử dụng nguồn vốn không có hiệu quả. Nhưng tôi cho rằng điều này không đúng. Mẫu số của nợ thấp nên tăng từ 10 tỷ lên 20 tỷ tức là đã gấp 100 lần nhưng vẫn chỉ là 10 tỷ. Nhưng khi GDP tăng lên gấp đôi thì khối lượng tức là 1 đồng vốn có thể tạo ra GDP nhiều hơn. Chúng ta không thể so sánh tốc độ của GPD với tốc độ của nợ, bởi tổng GDP của Việt Nam có hơn nên 1% tăng trưởng GDP tạo ra một khối lượng lớn hơn nhiều so với tổng nợ.Tôi cho rằng trong thời gian đầu, phát triển kinh tế huy động vốn nhiều, tốc độ nợ nhiều là bình thường, tất cả các nước khác trong giai đoạn đầu của đầu tư hạ tầng cơ sở, bắt đầu phát triển kinh tế thì nợ sẽ gia tăng. Chỉ khi nào các nợ này phát huy hiệu quả kinh tế, chúng ta bắt đầu trả nợ thì nợ sẽ giảm dần. Đây là xu hướng đúng.- Thưa ông, vậy điều gì là áp lực của Việt Nam đối với nghĩa vụ trả nợ sau này?Ông Nguyễn Thành Đô: Ở tầm vĩ mô chúng tôi cho rằng theo hệ số chỉ số giám sát nợ mà chúng tôi tính toán và theo đánh giá cả các tổ chức quốc tế như WB, IMF… đều cho rằng hiện nay nợ Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn và thực tế thì hiện chúng ta chưa gặp khó khăn nhiều trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ chỉ có 3,4% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong khi đó tại một số nước phải trên 20% thì mới gặp khó khăn. Tổng thể đứng ở tầm vĩ mô thì trả nợ của Việt Nam trong thời gian tới chưa có gì đáng phải lo lắng. Thời gian qua chúng ta chủ yếu là vay ODA, với thời gian dài và lãi suất thấp trung bình dưới 2%.Tuy nhiên, thời gian tới sẽ có khó khăn hơn, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và chúng ta phải đi vay với mức kém ưu đãi hơn nhiều sẽ phải chịu chi phí nhiều hơn, đấy là áp lực đặc biệt khi chúng ta đang thực hiện nhiều dự án lớn như Metro ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hệ thống đường cao tốc … Điều này sẽ là áp lực trong vòng 10 năm tới.

Theo Vietnam+