Nhỏ Bình thường Lớn

Các giải pháp chính sách tài chính góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và Tờ trình của Chính phủ về việc giảm thuế giá trị gia tăng.
Các giải pháp chính sách tài chính góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%
Quốc hội thảo luận về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thuế giá trị gia tăng trong phiên chiều 20/11.

Chính sách hỗ trợ đầu tư cần bảo đảm nguyên tắc công bằng

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại biểu Vũ Tiến Lộc, đoàn ĐBQH TP. Hà Nội nhất trí cao với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc phân tích, dự kiến việc ban hành nghị quyết này có tác động rất lớn làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta, đặc biệt là với các nhà đầu tư chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay.

Để giảm thiểu những tác động bất lợi, đại biểu cho rằng, đồng thời với việc ban hành nghị quyết về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Quốc hội cần ban hành thêm nghị quyết về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đảm bảo duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn để đáp ứng cùng một lúc cả hai mục tiêu là thúc đẩy được dòng vốn đầu tư chất lượng cao vào nền kinh tế nước ta, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời không vi phạm các cam kết quốc tế, đi ngược với xu thế hội nhập.

"Muốn vậy, về quan điểm phải khẳng định, việc chúng ta ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư mới không phải là biện pháp để bù đắp thiệt hại cho các nhà đầu tư, do họ phải nộp thuế bổ sung, vì điều này vi phạm các nguyên tắc của OECD.

Tin liên quan
Để tăng niềm tin cho nhà đầu tư ngoại Để tăng niềm tin cho nhà đầu tư ngoại

Chính sách hỗ trợ đầu tư cần bảo đảm nguyên tắc công bằng hướng tới tất cả các doanh nghiệp đạt được các tiêu chí cụ thể mà chính sách của chúng ta hướng tới, không phân biệt đó là doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chịu thuế bổ sung hay không", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Anh Tuấn, đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh bày tỏ sự cần thiết của dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu…

Theo đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn, đây là Nghị quyết khá quan trọng để điều chỉnh chính sách thuế mới trong thời gian tới, tạo cơ sở thu hút đầu tư bình đẳng. Với quy định tối thiểu là 15%, chúng ta sẽ có cơ sở, căn cứ vào mức thuế này để thương lượng về ngưỡng miễn, giảm thuế.

Để hoàn thiện các nội dung của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Tuấn đề nghị cần điều chỉnh một số nội dung như không cần đưa quy định hằng năm các công ty được lựa chọn đóng thuế hoặc không đóng thuế… vào trong dự thảo Nghị quyết, bởi phía trên đã có quy định về điều kiện đóng thuế, nếu đưa quy định này vào sẽ trở nên dư thừa.

Tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%

Trình bày Tờ trình tóm tắt về dự án nghị quyết của quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 01/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, qua 4 tháng thực hiện (tháng 7, 8, 9 và tháng 10 năm 2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 15,6 nghìn tỷ đồng, góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024.

Đơn cử như: Tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí.

Phó Chủ tịch Hanoi SME: APEC 'mở cửa' đưa doanh nghiệp tới sân chơi rộng lớn hơn

Phó Chủ tịch Hanoi SME: APEC 'mở cửa' đưa doanh nghiệp tới sân chơi rộng lớn hơn

APEC tạo tiền đề để Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp tham gia những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết ...

Thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN

Thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN

Thuế tối thiểu toàn cầu là một thách thức rất lớn nhưng cũng mang đến cơ hội mới cho Việt Nam. Thời gian tới, đất ...

Kinh tế Việt Nam cần làm gì để 'cán đích' tăng trưởng 5%?

Kinh tế Việt Nam cần làm gì để 'cán đích' tăng trưởng 5%?

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm nay, phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, đồng ...

Việt Nam cùng ASEAN phát triển kinh tế tuần hoàn

Việt Nam cùng ASEAN phát triển kinh tế tuần hoàn

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường ...

Việt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ vào khả năng chống chịu của nền kinh tế, sự tăng bậc trong chuỗi ...