Quân nhân Ukraine đào hào gần thành phố Bakhmut, ngày 1/2 trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine vẫn tiếp diễn. (Nguồn: Getty) |
Ngày 6/2, phát biểu trên kênh truyền hình LCI, ông Lu Shaye cho biết, Bắc Kinh giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng hiểu rõ mối quan ngại của Nga trước việc NATO mở rộng về phía Đông và kế hoạch đưa Ukraine vào liên minh, vốn đã trở thành tiền đề cho cuộc xung đột hiện nay.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nói: "NATO đã và đang đặt ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga trong nhiều thập niên... 5 đợt mở rộng về phía Đông của NATO đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh của Nga.
Đây là điều mà Tổng thống (Nga) Vladimir Putin đang nói tới. Ông ấy phản đối mạnh mẽ việc đưa một số quốc gia láng giềng vào NATO, bao gồm cả Ukraine".
Đại sứ Lu Shaye cũng cảnh báo thêm: "Nếu NATO đẩy biên giới đến ngưỡng của Nga, họ cũng sẽ triển khai tên lửa", đồng thời chỉ ra rằng, những hành động của phương Tây không góp phần thúc đẩy chấm dứt cuộc xung đột.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Palestine Riad al-Maliki bày tỏ lo ngại rằng, thông qua hoạt động cung cấp cho Ukraine vũ khí hạng nặng hơn và tiên tiến hơn, NATO sẽ ngày càng lún sâu vào cuộc xung đột với Nga, vốn đang gây nguy hiểm cho toàn thế giới.
Trả lời phỏng vấn báo chí, nhà ngoại giao hàng đầu Palestine bày tỏ: “Tôi nhận thấy NATO đang tiến gần hơn đến chính sách can thiệp vào cuộc xung đột, theo cách mà họ đang hành xử thông qua hoạt động cung cấp vũ khí”.
Ông Riad al-Maliki nêu ra những cam kết gần đây của một số quốc gia thành viên NATO về cung cấp cho Kiev các loại xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams và Leopard 2, cũng như việc quốc gia Đông Âu vận động hành lang để được chuyển giao máy bay chiến đấu F-16.
Ngoại trưởng Palestine cảnh báo: “Tình trạng này thực sự sẽ đẩy chúng ta vào một cấp độ đối đầu khác. Và tôi cho rằng, do mức độ đối đầu, khu vực đối đầu sẽ không chỉ giới hạn ở miền Đông Ukraine mà còn có thể mở rộng ra các nơi khác”.
Ông bày tỏ hy vọng NATO sẽ cân nhắc lại chính sách của liên minh và đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh để xác định “giới hạn đỏ” mà cuộc xung đột không nên vượt qua nhằm ngăn chặn nguy cơ lan rộng.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Maliki khẳng định, xung đột ở Ukraine không ngăn cản Palestine tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Nga.
Hiện NATO chưa đưa ra phản ứng về các bình luận trên của hai nhà ngoại giao Trung Quốc và Palestine.
| Tình hình Ukraine: Mỹ Latinh không định cung cấp vũ khí cho Kiev; dân Italy phản đối NATO can thiệp vào xung đột Tổng thống Argentina Alberto Fernandez ngày 28/1 cho biết nước này và các quốc gia Mỹ Latinh khác không có kế hoạch cung cấp vũ ... |
| Lo ngại Triều Tiên ủng hộ Nga trong cuộc xung đột Ukraine, Tổng thư ký NATO kêu gọi duy trì 'liên kết' Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh việc Triều Tiên ủng hộ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine càng cho thấy rằng phần ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev 'nóng mặt' triệu Đại sứ nước láng giềng, Mỹ sẽ bàn chuyện xung đột với Trung Quốc Ukraine không hài lòng với bình luận mới đây về tình hình nước này của Thủ tướng Hungary, trong khi Washington cho hay, Ngoại trưởng ... |
| Tình hình Ukraine: Nga đạt bước tiến lớn ở Bakhmut, Ukraine sẽ hành động thế nào? CIA nhận định thời điểm then chốt của xung đột Ngày 3/2, truyền thông đưa tin về bước tiến lớn của Nga vùng ngoại ô Bakhmut, thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine, trong khi tình ... |
| Tình hình Ukraine: Nga lần đầu tung vũ khí mới; Kiev báo số thương vong cho Mỹ; Palestine cảnh báo NATO Lần đầu tiên, Nga đưa các hệ thống tác chiến điện tử mới vào chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. ... |