Nhỏ Bình thường Lớn

Các nước nhất trí lộ trình thông qua quy định khai khoáng dưới biển sâu

Ngày 21/7, các nước thành viên Cơ quan quản lý Đáy biển quốc tế (ISA) đã nhất trí lộ trình 2 năm hướng tới việc thông qua các quy định về khai khoáng ở biển sâu.
Các quốc gia nhất trí lộ trình thông qua quy định khai khoáng ở biển sâu
Các quốc gia nhất trí lộ trình thông qua quy định khai khoáng ở biển sâu. (Ảnh minh họa. Nguồn: AP)

Trong quyết định đưa ra ngày 21/7 sau 2 tuần thảo luận tại Jamaica, Hội đồng ISA cho biết cơ quan này dự định tiếp tục xây dựng các quy định chi tiết, tiến tới thông qua tại phiên họp thứ 30 diễn ra vào năm 2025. Chủ tịch Hội đồng ISA Juan Jose Gonzalez Mijares nêu rõ đây là mục tiêu đề ra, không phải hạn chót.

ISA là một cơ quan liên chính phủ được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Cơ quan này có trụ sở ở Jamaica, chịu trách nhiệm bảo vệ đáy biển cũng như quản lý hoạt động khai thác khoáng sản. Cơ quan này và các quốc gia thành viên đã đàm phán trong suốt 10 năm qua về một bộ quy tắc chung có thể áp dụng đối với hoạt động khai thác niken, cobalt và đồng ở các khu vực đáy biển sâu không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào. Đến nay các nước chưa đạt được thỏa thuận nào về vấn đề này.

Năm 2021, Nauru - một quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương - đã thúc đẩy các cuộc đàm phán về bộ quy tắc chung, với việc kích hoạt một điều khoản yêu cầu các bên liên quan phải đạt được nhất trí trong vòng 2 năm. Nếu các bên không thể thông qua bộ quy tắc chung trong thời hạn này, các nước sẽ được phép đăng ký với ISA để tiếp tục khai khoáng.

Thời hạn chót do Nauru đặt ra là ngày 9/7 vừa qua. Kể từ khi thời hạn chót này không được đáp ứng, ISA có nghĩa vụ xem xét yêu cầu của các chính phủ về cấp phép khai khoáng ở biển sâu, song không nhất thiết phải cấp phép. Đại sứ Nauru tại ISA Margo Deiye cho biết chính phủ nước này dự định sẽ sớm đăng ký cấp phép một hợp đồng khai mỏ. Hiện ISA chưa nhất trí về quy trình xem xét yêu cầu cấp phép.

Các nhà vận động bảo tồn đại dương tỏ ra lo lắng hoạt động khai thác khoáng sản ở vùng biển khơi có thể được "bật đèn xanh". Các nhóm vận động lo ngại hoạt động này sẽ phá hủy môi trường sống và đe dọa các loài sinh vật biển chưa được biết đến nhưng có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái. Hoạt động này cũng bị cho là có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ khí thải CO2 của đại dương và gây tiếng ồn làm nhiễu liên lạc của các loài sinh vật biển như cá voi.

Trong tuần tới, Hội đồng ISA và 167 nước thành viên sẽ lần đầu tiên thảo luận về việc tạm dừng hoạt động khai thác theo đề xuất của một nhóm 20 nước thành viên trong đó có Pháp, Chile và Brazil.

Khai mạc Triển lãm Mining Vietnam 2018

Khai mạc Triển lãm Mining Vietnam 2018

Ngày 18/4, Triển lãm quốc tế lần thứ 4 về ngành công nghiệp khai thác và phục hồi tài nguyên khoáng sản (Mining Vietnam 2018) ...

Nga sắp đầu tư 6 tỷ USD vào Venezuela trong lĩnh vực dầu mỏ, khai khoáng

Nga sắp đầu tư 6 tỷ USD vào Venezuela trong lĩnh vực dầu mỏ, khai khoáng

Ngày 6/12, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc tiếp nhận khoản đầu tư trị giá ...

Công ty khai khoáng lớn nhất Mexico gặp sự cố, 3 tấn axit Sunfuric tràn ra Vịnh California

Công ty khai khoáng lớn nhất Mexico gặp sự cố, 3 tấn axit Sunfuric tràn ra Vịnh California

TGVN. Ngày 11/7, cơ quan cảng biển Guayamas thuộc bang Sonora ở miền Bắc Mexico thông báo một sự cố về van tại các đường ...

Saudi Arabia cung cấp 60% khoản vay, thu hút nhà đầu tư phát triển ngành khai khoáng

Saudi Arabia cung cấp 60% khoản vay, thu hút nhà đầu tư phát triển ngành khai khoáng

Với luật khai mỏ mới, Saudi Arabia sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế, trong bối cảnh quốc gia Trung ...

Mining Vietnam 2022 - Cơ hội giao thương lý tưởng cho doanh nghiệp ngành khai khoáng

Mining Vietnam 2022 - Cơ hội giao thương lý tưởng cho doanh nghiệp ngành khai khoáng

Ngày 4/10, Triển lãm quốc tế về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng (Mining Vietnam 2022) đã chính ...

(theo TTXVN)