TIN LIÊN QUAN | |
Sudan: Nổ súng khiến người biểu tình thương vong gần Bộ Quốc phòng | |
Thủ lĩnh phe đối lập muốn Sudan tham gia Toà án Hình sự quốc tế |
Khoảng 35 người đã thiệt mạng hôm 3/6, khi quân đội dùng vũ lực trong một nỗ lực nhằm giải tán cuộc biểu tình ngồi kéo dài bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum. (Nguồn: AFP) |
Các nước phương Tây cũng kêu gọi một "quá trình chuyển giao quyền lực có trật tự" cho một chính quyền dân sự theo yêu cầu của người dân Sudan.
Trong một tuyên bố chung, ba nước nêu rõ: “Bằng việc ra lệnh tiến hành các cuộc tấn công, Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) đã đặt quá trình chuyển tiếp và hoà bình ở Sudan vào tình trạng nguy hiểm. Người dân Sudan xứng đáng với quá trình chuyển giao quyền lực có trật tự do một chính quyền dân sự lãnh đạo, để thiết lập các điều kiện cho các cuộc bầu cử tự do, công bằng, hơn là các cuộc bầu cử vội vàng bị lực lượng an ninh của TMC áp đặt".
Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp kín để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.
Đức và Anh đã đề nghị tổ chức cuộc họp khẩn nêu trên trong bối cảnh báo động quốc tế về tình trạng bạo lực ở Khartoum, nơi lực lượng an ninh đã sử dụng vũ lực để giải tán người biểu tình tập trung trước trụ sở Bộ Quốc phòng.
Đại sứ Đức tại Hội đồng Bảo an Christoph Heusgen khẳng định “công lý không thể đến từ nòng súng”, đồng thời bác bỏ kế hoạch của TMC về việc tổ chức bầu cử trong 9 tháng sắp tới.
Theo ông, Sudan hiện nay không có đủ các điều kiện để tổ chức bầu cử và kế hoạch của TMC là “thiếu dân chủ”.
Trước đó cùng ngày, người đứng đầu TMC, Tướng Abdel Fattah al-Burhan cho biết, giới cầm quyền quân sự nước này quyết định chấm dứt những thỏa thuận đã đạt được với người biểu tình về giai đoạn chuyển tiếp, đồng thời kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 9 tháng tới.
Khoảng 35 người đã thiệt mạng hôm 3/6, khi quân đội dùng vũ lực trong một nỗ lực nhằm giải tán cuộc biểu tình kéo dài bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum. Nhiều tuần sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất, hàng nghìn người dân vẫn tiếp tục biểu tình đòi TMC chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước.
Sau nhiều cuộc đàm phán, TMC và lực lượng biểu tình vẫn chưa thống nhất được những nội dung cơ bản của việc thành lập Hội đồng chuyển tiếp hỗn hợp, một bước đệm để quân đội chính thức chuyển giao chính quyền cho người dân.
TMC cho rằng hội đồng mới này phải do quân đội kiểm soát, trong khi lực lượng biểu tình yêu cầu thành phần dân sự phải chiếm đa số trong hội đồng này.
Hôm 3/6, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên án việc sử dụng vũ lực quá mức của lực lượng chức năng Sudan, đồng thời kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán giữa TMC và người biểu tình để thực hiện chuyển giao quyền lực hoà bình cho nhân dân.
| Chính biến ở Sudan: TMC loại trừ sự tham gia của NCP trong chính quyền dân sự mới Nhóm biểu tình chính trong cuộc chính biến ở Sudan ngày 14/4 đã yêu cầu chuyển giao ngay lập tức quyền lực cho một chính ... |
| Chính biến ở Sudan: Giám đốc Cơ quan Tình báo và an ninh từ chức Ngày 13/4, Giám đốc Cơ quan Tình báo và an ninh Sudan Salah Gosh đã từ chức. Thông tin đã được truyền hình Sudan đăng ... |
| Chính biến ở Sudan: Tân Chủ tịch Hội đồng quân sự sẽ điều hành đất nước trong hai năm Hãng thông tấn chính thức của Sudan (SUNA) đưa tin về chính biến ở Sudan, ngày 12/4, ông Abdel-Fattah al-Burhan Abdel-Rahman đã tuyên thệ theo hiến ... |