Các trường hợp xe ô tô chở hàng được chở người. (Nguồn TVPL) |
Các trường hợp xe ô tô chở hàng được chở người
Theo Điều 21 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng như sau:
- Chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng trong các trường hợp sau đây:
+ Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu;
+ Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn;
+ Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
- Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.
Mức phạt với hành vi chở người trên xe ô tô chở hàng
Theo Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
* Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
- Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái, xếp hàng làm lệch xe;
- Không chốt, đóng cố định cửa sau thùng xe khi xe đang chạy.
* Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
- Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
- Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
- Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định;
Hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;
- Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30%.
* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa;
- Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định;
Hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.
* Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;
- Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
- Chở công-ten-nơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà không sử dụng thiết bị để định vị chắc chắn công-ten-nơ với xe hoặc có sử dụng thiết bị nhưng công-ten-nơ vẫn bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
* Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;
- Điều khiển xe quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ;
- Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định hoặc có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
- Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.
* Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;
- Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;
- Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%;
- Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.
* Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
- Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
- Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) mà gây tai nạn giao thông.
* Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc.
* Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7, điểm c khoản 8, khoản 8a Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tịch thu phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy, hành vi chở người trên xe ô tô chở hàng mà không thuộc các trường hợp được phép chở người thì người điều xe ô tô chở hàng có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chi tiết cách tính phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã khi lương cơ sở tăng 1,8 triệu đồng/tháng Khi lương cơ sở tăng từ ngày 01/7/2023 thì phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã được tính như thế nào? Mời độc ... |
| Mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới nhất 2023 Theo quy định của pháp luật thì mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh năm 2023 là bao nhiêu? Mời độc ... |
| Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7/2023 Chính thức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7/2023 là nội dung tại Nghị định ... |
| Chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 Tổng hợp các chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. |
| Quên mang bảo hiểm xe máy khi tham gia giao thông, bị phạt bao nhiêu? Tôi có mua bảo hiểm xe máy, tuy nhiên khi tham gia giao thông tôi quên mang theo, vậy tôi có bị xử phạt hay ... |