Các vấn đề quốc tế nổi bật 2020: Năm của dịch bệnh, thiên tai, biểu tình, bạo lực, ‘ly dị’ và hàn gắn

LAN HẠ
TGVN. Hãng tin AFP của Pháp bình chọn các sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020, trong đó Covid-19 là vấn đề gây tác động rộng lớn nhất trong năm qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các vấn đề quốc tế nổi bật 2020: Năm của dịch bệnh, thiên tai, biểu tình, bạo lực, ‘ly dị’ và hàn gắn
Theo AFP, đại dịch Covid-19 là vấn đề quốc tế gây tác động rộng lớn nhất trong năm qua. (Nguồn:eff)

Ngày 27/12, hãng tin AFP của Pháp tổng kết những sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 do hãng này bình chọn, trong đó đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 chính là sự kiện quốc tế gây tác động rộng lớn nhất trong năm qua.

"Cơn lốc” Covid-19

Theo AFP, vào ngày 11/1, chưa đầy hai tuần sau khi một số nhà khoa học cảnh báo về những trường viêm phổi lạ "không rõ nguyên nhân", Trung Quốc đã thông báo về ca tử vong đầu tiên liên quan tới căn bệnh mà sau này được biết đến với cái tên Covid-19.

Tháng 3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố đây là đại dịch toàn cầu.

Một tháng sau đó, có tới 50% dân số thế giới rơi vào tình trạng bị phong tỏa trong khi các chính phủ thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh.

Nhiều chính phủ đã triển khai những chương trình cứu trợ quy mô lớn để hỗ trợ những lao động bị mất việc làm, trong bối cảnh Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với mức suy giảm 4,4% trong năm nay.

Tháng 11, nhiều hãng dược phẩm lớn đã thông báo kết quả lạc quan trong công tác phát triển vaccine ngừa Covid-19. Cùng thời điểm đó, đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai đã xảy ra.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong vòng một tháng sau đó, những mũi vaccine đầu tiên đã được triển khai. Nhưng dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người trên toàn cầu, trong đó Mỹ là quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất.

Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran bị ám sát

Sự kiện quốc tế nổi bật thứ hai mà hãng tin AFP bình chọn là vụ Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran - Tướng Qasem Soleimani bị sát hại trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Iraq ngày 3/1 và sau đó là việc Iran trả đũa bằng cách phóng tên lửa vào các căn cứ có binh sĩ Mỹ đồn trú ở Iraq.

Vụ trả đũa đã dẫn tới "sự cố" binh sĩ Iran bắn rơi một máy bay chở khách của Ukraine cất cánh từ Tehran, khiến toàn bộ 176 người trên máy bay thiệt mạng.

Căng thẳng lại càng thêm gia tăng khi vào cuối tháng 11 vừa qua, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran - ông Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát gần thủ đô Tehran trong một vụ tấn công rất tinh vi.

Iran cáo buộc tình báo Israel đứng sau vụ tấn công trên.

Anh rời EU

Việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên rời Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/1 sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016 cũng được hãng tin Pháp đánh giá là sự kiện lớn của thế giới trong năm 2020.

Những cuộc đàm phán cam go về định hình các mối quan hệ trong tương lai giữa hai bên, trong đó có quan hệ thương mại, đã kéo dài gần 9 tháng trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng vào ngày Giáng sinh 24/12 vừa qua.

Trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố chiến thắng thì Thủ hiến vùng lãnh thổ Scotland Nicola Sturgeon khẳng định tương lai của vùng đất này sẽ vẫn là một phần của EU.

Thỏa thuận lịch sử ở Doha

AFP cho rằng việc Mỹ và Taliban ký kết một thỏa thuận lịch sử ở Doha (Qatar) vào ngày 29/2 năm nay là một sự kiện quan trọng.

Theo thỏa thuận, tất cả các lực lượng nước ngoài sẽ phải rời khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021 sau gần hai thập kỷ chiến tranh. Lầu Năm Góc dự kiến rút 2.000 trong số 4.500 lính Mỹ khỏi quốc gia Nam Á này trước ngày 15/1/2021.

Biểu tình và bạo lực liên quan tới sắc tộc, tôn giáo

Làn sóng biểu tình và bạo lực liên quan tới sắc tộc, tôn giáo cũng là đặc điểm nổi bật của năm 2020.

Sự kiện người Mỹ gốc Phi George Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát người da trắng lạm dụng vũ lực dẫn đến ngộ sát vào ngày 25/5 ở Minneapolis đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ và truyền cảm hứng cho làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên khắp thế giới.

Phong trào Black Lives Matter (Quyền được sống cho người da màu) cũng dẫn đến một cuộc tranh luận lớn về chủng tộc, trong đó nhiều bức tượng có liên quan đến chế độ nô lệ và thực dân bị phá hoại trên thế giới.

Vụ nổ ở cảng Beirut

Một sự kiện kinh hoàng của năm 2020 là vụ nổ lớn ngày 4/8 phá hủy phần lớn cảng Beirut và tàn phá nhiều khu vực thuộc thủ đô Lebanon, khiến hơn 200 người thiệt mạng và ít nhất 6.500 người bị thương.

Vụ nổ xảy ra tại một kho chứa amoni nitrat đã tàn phá nền kinh tế Lebanon và làm mất sự tín nhiệm của dân chúng đối với bộ máy lãnh đạo ở nước này.

Năm của thiên tai

Theo nhận định của AFP, 2020 là một năm gắn với những thảm họa thiên tai.

Nếu như những đám cháy rừng quy mô lớn đã khiến Australia phải trải qua một "Mùa Hè Đen", thì những đám cháy hồi tháng 9 tại San Francisco và các khu vực khác ở West Coast (Mỹ) đã "nhuộm cam" bầu trời nơi đây, biến bang này thành hỏa ngục lớn chưa từng có.

Chưa hết, tháng 11, hai cơn bão lớn đã tàn phá Trung Mỹ, khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Israel có thêm "những người bạn mới"

Năm 2020 là năm Israel có thêm "những người bạn mới".

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain đã bình thường hóa quan hệ với Israel vào ngày 15/9, trong khi người Palestine lên án động thái này là "nhát dao dâm sau lưng".

Một tháng sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng Sudan cũng sẽ bình thường hóa quan hệ với Israel, trong khi một thông tin chưa được xác nhận hồi tháng 11 đã tiết lộ về chuyến thăm bí mật của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến Saudi Arabia làm dấy lên đồn đoán rằng vương quốc này sẽ là quốc gia tiếp theo "bắt tay" với Israel.

Một bước ngoặt khác là việc Morocco "đã nối lại quan hệ" với Israel vào ngày 10/12. Đổi lại, Mỹ công nhận chủ quyền của nước này đối với Tây Sahara.

Bầu cử tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử tổng thống bất thường nhất trong lịch sử Mỹ cũng được hãng tin AFP đề cập.

Nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc trong cuộc bầu cử có số cử tri đi bầu đạt mức kỷ lục. Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cuối cùng đã trở thành người chiến thắng với sự chênh lệch lớn về số phiếu phổ thông và đại cử tri.

Tuy nhiên, đến nay, ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, vẫn đưa ra các cáo buộc gian lận bầu cử cho dù thiếu các bằng chứng và không chịu thừa nhận thất bại.

Cuộc chiến đẫm máu tại Nagorno-Karabakh giữa quân đội Azerbaijan và Armenia, căng thẳng Mỹ- Trung và cuộc xung đột tại vùng Tigray của Ethiopia cũng được hãng tin AFP bình chọn là những sự kiện lớn thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong năm 2020.

Sự kiện quốc tế nổi bật 2020 qua ảnh: Một năm không muốn nhớ nhưng sẽ chẳng bao giờ quên

Sự kiện quốc tế nổi bật 2020 qua ảnh: Một năm không muốn nhớ nhưng sẽ chẳng bao giờ quên

TGVN. Rõ ràng, 2020 là một năm không ai muốn nhớ nhưng sẽ chẳng thể nào quên. TG&VN tổng hợp theo CNN, NBC… những sự ...

Đại sứ Đặng Đình Quý: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam tại các cơ chế đa phương

Đại sứ Đặng Đình Quý: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam tại các cơ chế đa phương

TGVN. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), cho biết, việc Việt Nam đưa ra ...

Những ‘nữ anh hùng’ trong công tác phòng chống dịch Covid-19

Những ‘nữ anh hùng’ trong công tác phòng chống dịch Covid-19

TGVN. Ngày 25/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ và Ngày quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12'.

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động