Cách mạng công nghiệp 4.0: Thời cơ cho người lao động

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đem đến những thay đổi to lớn, tạo điều kiện cho người lao động được học tập, đào tạo liên tục để nâng cao kỹ năng, chuyển đổi nghề nghiệp và tự tạo ra việc làm mới cho mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cach mang cong nghiep 40 thoi co cho nguoi lao dong Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Công đoàn Việt Nam
cach mang cong nghiep 40 thoi co cho nguoi lao dong Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII khai mạc

Chiều 24/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự “Cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với các đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII”.

Chia sẻ các ý kiến, tham luận về CMCN 4.0, Phó Thủ tương Vũ Đức Đam đã điểm lại các cuộc CMCN trước đây và khẳng định những cơ hội, thách thức luôn đặt ra trong mỗi cuộc CMCN, “ai chủ động thì sẽ được lợi, ngược lại sẽ bị thua thiệt”.

cach mang cong nghiep 40 thoi co cho nguoi lao dong
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc đối thoại.

Trong cuộc CMCN lần thứ nhất với sự xuất hiện của động cơ hơi nước, ai cũng lo lắng rằng thợ dệt sẽ mất việc nhưng đến nay số người làm việc trong ngành này gấp hàng nghìn lần trước đây. Tương tự đối với CMCN 4.0, sẽ có những nghề nghiệp bị mất đi, những nghề nghiệp mới hình thành.

Đơn cử như mấy chục năm trước có lẽ không ai nghĩ sẽ có những nghề liên quan đến trí thông minh nhân tạo, robot, thực tế ảo… Tuy nhiên, cùng với cơ hội CMCN 4.0 cũng đã có những cảnh báo về sự phụ thuộc của con người vào máy móc, công nghệ, thậm chí bị trí thông minh nhân tạo khống chế.

Phó Thủ tướng phân tích: “Các cuộc CMCN luôn đem đến cơ hội cùng thách thức rất lớn nhưng cuối cùng thì loài người vẫn đi lên. Thành công sẽ đến với những người chủ động tiếp cận, nắm bắt CMCN và công nghệ”.

Để tận dụng được những cơ hội từ CMCN 4.0 để tăng năng suất, theo Phó Thủ tướng, quan trọng nhất là phải chuyển dịch cơ cấu lao động.

Hiện nay, 38% lực lượng lao động của Việt Nam vẫn ở trong khu vực nông nghiệp, trong khi các nước phát triển thì chỉ có một vài phần trăm. Nếu chuyển lao động sang làm dệt may thì năng suất cũng đã cao hơn làm nông nghiệp, chưa nói trong công nghiệp thì làm phần mềm cao hơn nhiều so với dệt may. Sau đó mới tính đến là làm cùng một việc thì phải làm bằng công nghệ nào; rồi vấn đề làm cùng một việc, cùng công nghệ thì năng lực của người lao động như thế nào, trình độ ra sao và cuối cùng là công tác quản lý, quản trị…

“Để chuyển dịch lao động nông nghiệp, chúng ta phải cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút thêm các nhà đầu tư, xây thêm nhiều nhà máy, mở rộng thị trường… Chúng ta chỉ làm được điều này nếu giữ được môi trường ổn định, hoà bình. Tiếp đến là đầu tư khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, đổi mới cơ chế tiền lương, chế độ bảo hiểm và xây dựng văn hoá doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.

Nói thêm về những thách thức của CMCN 4.0, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn lại nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về 100 quốc gia, nền kinh tế (chiếm 96% GDP toàn cầu), theo đó, Việt Nam hiện nằm trong nhóm thứ 4 gồm 58 nước chưa sẵn sàng “bước lên chuyến tàu 4.0”. Đáng chú ý nhiều chỉ tiêu về tính sẵn sàng chuyển đổi của nền kinh tế như thương mại quốc tế, thể chế, nguồn lực cho phát triển bền vững, thị trường… Việt Nam đứng ở khoảng giữa, trong đó chỉ tiêu về đào tạo nhân lực chất lượng cao, công nghệ lại đang ở nhóm cuối.

Để thay đổi, Phó Thủ tướng cho rằng đầu tiên phải có quyết tâm rất lớn của Chính phủ với vai trò định hướng thông qua xây dựng thể chế luật pháp để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ phát triển, khuyến khích DN đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu, phát triển; quy định, thúc đẩy DN sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. Các DN cần chủ động mở rộng quy mô, phạm vi đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của mình mà còn góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế.

Quan trọng nhất là chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội học tập liên tục, trau dồi, nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với những sự thay đổi, yêu cầu mới, thậm chí tự tạo cơ hội việc làm cho mình. Trong rất nhiều nhà máy, xí nghiệp do điều kiện sống và lao động nên nhiều người chưa có điều kiện học tập thì tới đây bằng lợi thế của công nghệ thông tin chúng ta phải làm cuộc cách mạng về sự học, không chỉ giáo dục trong nhà trường mà cả ngoài xã hội.

Chúng ta còn nhớ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” để xóa mù chữ thì bây giờ bước vào cuộc CMCN 4.0, chúng ta phải dùng công nghệ thông tin để mọi người được “xoá mù công nghệ”, đồng thời sẵn sàng ứng phó thách thức, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, Phó Thủ tướng nói.

cach mang cong nghiep 40 thoi co cho nguoi lao dong Bảo hiểm, an sinh xã hội phải chuyển đổi mạnh trong CMCN 4.0 để ‘không ai bị bỏ lại’

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đòi hỏi mạng lưới an sinh xã hội, các cơ quan bảo hiểm phải chuyển đổi mạnh mẽ, tăng ...

cach mang cong nghiep 40 thoi co cho nguoi lao dong Nhiều thách thức đa chiều đối với mạng lưới an sinh xã hội

Sáng 18/9, Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 35 (ASSA 35) đã khai mạc tại Nha Trang ...

cach mang cong nghiep 40 thoi co cho nguoi lao dong PTT Vũ Đức Đam: Học sinh Việt Nam không nên chỉ biết vâng lời

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), sáng 13/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ...

Đọc thêm

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động