Cách 'pháo đài' kinh tế Nga phá vỡ vòng vây trừng phạt từ phương Tây?. (Nguồn: RT) |
Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine hồi tháng 2/2022, Maxim Oreshkin nổi lên như một vị "kiến trúc sư" trong cuộc phản công kinh tế của Tổng thống Putin. Là một trong số những người trong cuộc có kinh nghiệm về nền tài chính phương Tây, vị này đã nổi lên như một thành viên chủ chốt bên trong các chính sách phản công kinh tế của Nga, giảm bớt tác động của lệnh trừng phạt và ổn định sức khỏe tài chính của Moscow.
Quyết định táo bạo
Họ đang tìm mọi cách để vượt qua các lệnh trừng phạt, sự cô lập và đang thực hiện nó khá thành công. Hệ thống phòng thủ đã giúp Điện Kremlin tránh được thiệt hại kinh tế tồi tệ nhất mà họ đã lo ngại ngay khi lệnh trừng phạt lần đầu tiên bị áp đặt.
Các nhà phân tích dự báo, kinh tế Nga có thể cho thấy mức giảm sâu hơn một nửa trong năm nay. Nhưng đồng Ruble đã trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới trong năm nay, cho đến nay. Bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Nga, xuất khẩu gia tăng và việc kiểm soát vốn nghiêm ngặt đã làm giảm nhu cầu ngoại tệ và khiến đồng Ruble tăng vọt lên mức mạnh nhất trong nhiều năm. Một trong những nguyên nhân giúp đồng Ruble phục hồi là giá nhiên liệu tăng vọt.
Đồng Ruble mạnh làm giảm thu nhập của các nhà xuất khẩu và ngân sách của Nga nhưng lại có lợi cho các nhà nhập khẩu, khiến hàng hóa và dịch vụ nước ngoài rẻ hơn. Tuy nhiên, nhập khẩu của Nga đã suy giảm nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây và làm gián đoạn chuỗi hậu cần, năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu khác.
Tại cuộc họp mới đây, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) đã hạ lãi suất thêm 150 điểm cơ bản, từ 9,5% xuống 8%. Điều này gây bất ngờ cho nhiều người, nhưng BoR đã cho thấy họ coi trọng triển vọng của nền kinh tế nói chung, chứ không chỉ những con số trong các báo cáo.
Theo giới quan sát, với quyết định này, ngân hàng trung ương muốn giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc.
Theo trang mạng Invest.ru, do giảm phát nên nhu cầu của người tiêu dùng đang giảm nghiêm trọng, vì cùng một số tiền ngày mai sẽ có thể mua được nhiều hơn nữa. Và nếu không có nhu cầu tiêu dùng thì không có nền kinh tế. Nhật Bản đã từng rơi vào một "cái bẫy" như vậy, buộc cố Thủ tướng Shinzo Abe phải tận dụng sự trợ giúp của các chính sách nới lỏng định lượng (QE). Trong tình hình hiện tại, Ngân hàng trung ương Nga cũng lo lắng về vòng xoáy giảm phát và nhu cầu giảm, do đó đã giảm mạnh lãi suất
Ổn định tỷ giá hối đoái của đồng Ruble. Đây là mục tiêu thứ hai của BoR. Nhiều người còn nhớ rất rõ xung đột gần đây giữa ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính về tỷ giá hối đoái của đồng Ruble. Ngân hàng trung ương Nga chủ trương không can thiệp vào thị trường thông qua các biện pháp can thiệp ngoại hối, trái ngược với Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, ngân sách và các nhà xuất khẩu không có khả năng đàn hồi lớn. Do đó, quyết định hạ tỷ giá đồng Ruble đã được đưa ra. Điều này không dẫn đến thực tế là đồng nội tệ của Nga sẽ giảm nhanh, nhưng có thể dần dần bắt đầu làm suy yếu các giá trị cần thiết.
Thứ ba, thị trường chứng khoán Nga đang trải qua thời kỳ khó khăn. Chiến dịch quân sự tại Ukraine dẫn đến sự ra đi của các công ty nước ngoài, các lệnh trừng phạt, sau đó là việc hủy bỏ cổ tức của các công ty lớn nhất. Tất cả những điều này không tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, việc giảm lãi suất chủ chốt có thể thổi luồng sinh khí mới vào thị trường, cung cấp thêm cơ hội tài chính cho các công ty và nhà đầu tư. Đây chính là mục tiêu thứ ba.
Nhưng đồng thời, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Nga Nabiullina cũng chỉ ra rằng, lệnh cấm bán tiền mặt sẽ được gia hạn vào tháng Chín tới. Biện pháp này nhằm hỗ trợ kế hoạch chung về phi USD hóa nền kinh tế và thị trường chứng khoán Nga.
Nhiều nhà phân tích ủng hộ quyết định của ngân hàng trung ương. Họ cho rằng, đây là một bước đi táo bạo cần thiết trong tình hình hiện nay. Cơ quan quản lý đã cân nhắc thành thạo tất cả các rủi ro và bắt đầu giải quyết các vấn đề của nền kinh tế.
Dọn chỗ cho các nhà đầu tư bình thường mới
Ngoài ra, một quyết định đúng đắn khác của Ngân hàng trung ương Nga là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Giờ đây, các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác được yêu cầu dự trữ nhiều hơn vài phần trăm so với trước đây. Điều này ảnh hưởng đến cả đồng Ruble và dự trữ ngoại hối của các ngân hàng, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến kinh tế Nga.
Tỷ lệ dự trữ thấp giúp các ngân hàng tiếp tục cho vay trong thời kỳ khó khăn. Trong thời kỳ suy thoái, điều này cho phép toàn bộ nền kinh tế được hỗ trợ, vì các ngân hàng có thể chịu nhiều rủi ro hơn. Trước đây, định mức dự trữ ở mức 2% đối với đồng Ruble và 4% đối với ngoại tệ, nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được nâng lên lần lượt là 3% và 5%.
Việc tăng định mức này cho thấy, các ngân hàng Nga không còn cần tiền, chẳng hạn như trong thời kỳ đại dịch hoặc vào tháng 2/2022. Ngân hàng trung ương thường lắng nghe các ngân hàng lớn nhất khi thiết lập tỷ lệ này. Và sự gia tăng tỷ lệ dự trữ có thể có nghĩa là hệ thống ngân hàng đang bình thường hóa.
Hơn nữa, ngân hàng trung ương được cho, sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ này vào năm 2023 theo hai giai đoạn; đầu năm sẽ nâng tỷ lệ dự trữ lên 4% với đồng Ruble và 7% với ngoại tệ, sau đó tăng lần lượt lên 5% và 8% vào tháng 6/2023.
Theo cách này, ngân hàng trung ương sẽ giải quyết tình trạng dư thừa cung tiền để giảm lạm phát. Một bước đi như vậy cùng với việc giảm lãi suất tái cấp vốn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của lạm phát đình trệ.
Mặc dù vậy, có thể Ngân hàng trung ương Nga còn muốn hạn chế tác động của các khoản cho vay "độc hại" đối với các ngân hàng. Nền kinh tế co lại sẽ kéo theo thu nhập thực tế giảm, từ đó làm tăng nợ quá hạn và tăng nợ khó đòi. Ngân hàng trung ương đoán trước được sự phát triển này và sẵn sàng giảm thiểu hậu quả của một lựa chọn như vậy.
Trong mọi trường hợp, người dân Nga có thể kỳ vọng, lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ giảm trở lại. Yêu cầu dự trữ tăng có thể dẫn đến việc các ngân hàng bán bớt chứng khoán để bù đắp cho lượng dự trữ bị thiếu.
Kết quả là một sự sụt giảm mới trên thị trường, kéo theo sự xuất hiện của các nhà đầu tư bình thường mới, những người mà ngân hàng trung ương đã chuẩn bị trước bước đệm an toàn khi họ mua tài sản của Nga.