Cách Nga sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Văn Đỉnh
Những phi đội máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga được đưa vào hoạt động trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine có sức mạnh ra sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga thử nghiệm công nghệ chiến tranh trên không trong tương lai tại Ukraine
Tiêm kích tàng hình Su-57 được Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. (Nguồn: Eurasian Times)

Được kết nối thành một mạng lưới thông tin chung, những máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 giúp phi công Nga có thể trao đổi dữ liệu về trường radar, về mục tiêu đối phương, phối hợp hành động cùng với các lực lượng khác trên chiến trường.

Theo một nguồn tin từ hãng thông tấn TASS, ngay sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được triển khai ở Ukraine được khoảng 2-3 tuần, những máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 Su-57 đã được đưa vào tham chiến.

Để tấn công các mục tiêu của Ukraine, tiêm kích Su-57 của Nga được trang bị những tên lửa tiên tiến với độ chính xác cao, trong đó có Kh-31PM. Dòng tên lửa Kh-31PM có tầm bắn 60 km hỗ trợ Su-57 có thể tác chiến mà không đi vào vùng ảnh hưởng của hệ thống phòng không của đối phương.

Chỉ ra những điểm mạnh cơ bản của dòng tiêm kích Su-57, chuyên gia quân sự Nga Dmitry Drozdenko đánh giá, ngoài khả năng tàng hình, đặc biệt phải kể đến khả năng kết nối thông tin giữa các máy bay, điều này làm gia tăng đáng kể khả năng trinh sát và tấn công của Su-57.

Trong khi đó, phi công quân sự Nga Vladimir Popov cho rằng tiêm kích Su-57 thực hiện phối hợp hành động, trao đổi dữ liệu với lực lượng tham chiến khác trên chiến trường tương đối tốt. Hệ thống điều khiển tự động giữ vai trò như một phi công phụ có thể phát huy hiệu quả, đặc biệt là trong việc lựa trọn mục tiêu, ngắm bắn và xác định tọa độ.

Theo phi công này, tiêm kích Su-57 có thể hoạt động ở chế độ đa nhiệm. Ví dụ như khi máy bay không người lái Bayraktar xuất hiện, Su-57 có thể dễ dàng tấn công mục tiêu này, trong khi vẫn có thể đồng thời thực thi những nhiệm vụ khác, như tiếp tục quỹ đạo bay, cơ động, giám sát các mục tiêu trên mặt đất.

Việc điều khiển Su-57 được nhận xét là khá đơn giản.

Là một đơn vị tác chiến độc lập và hiệu quả, tiêm kích Su-57 có thể phóng tên lửa hoặc ném bom chính xác, an toàn với độ sai lệch từ 2-10 m.

"Tiềm năng và khả năng chiến thuật của Su-57 đã được chúng tôi nghiên cứu trong điều kiện tác chiến thực tế”, phi công Vladimir Popov nói.

Nga là nước thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc phát triển dòng tiêm kích thế hệ 5. Chuyến bay đầu tiên của Su-57 được thực hiện vào năm 2010. Tháng 12/2020, Lực lượng không quân vũ trụ Nga bắt đầu được trang bị hàng loạt dòng tiêm kích này.

Năm 2018, Nga đưa Su-57 vào tham chiến tại chiến trường Syria. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất được mua Su-57 của Nga thay vì F-35 của Mỹ. Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được giải quyết ngã ngũ.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng tuyên bố: “Trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ được cung cấp máy bay không người lái chiến lược”.

Theo chuyên gia về máy bay không người lái (UAV) Denis Fedutinov, Bộ trưởng Sergei Shoigu muốn nói tới UAV Altius. Đây là máy bay không người lái hạng nặng, có khả năng bay cao, thời gian bay dài, thực hiện các chức năng vừa trinh sát, vừa tấn công, có thể mang theo khối lượng vũ khí lên đến trên 1 tấn.

Như vậy, Nga hiện sở hữu hai dòng UAV là Okhotnic và Altius. Những UAV này có thể hoạt động độc lập, không cần đến sự điều khiển của nhân viên trên mặt đất và có thể kết nối với tiêm kích thế hệ 5 Su-57.

Chuyên gia quân sự Nga Dmitry Kornev chỉ ra rằng, phi công của Su-57 sẽ chỉ định mục tiêu của đối phương trên mặt đất cần phải tiêu diệt, trong khi 2 UAV bay ở phía trước của tiêm kích sẽ thực hiện mệnh lệnh khai hỏa.

Khi phát hiện lỗ hổng trong hệ thống phòng không của đối phương, tiêm kích Su-57 thực hiện phóng tên lửa hành trình chiến dịch-chiến thuật. Như vậy Su-57 và UAV sẽ cùng tác chiến trong một không gian thông tin chung.

"Mô hình chiến tranh trong tương lai sẽ là lấy không gian mạng làm trung tâm để thực hiện tấn công đối phương", chuyên gia Dmitry Kornev nhận định.

Những đòn trừng phạt có thể châm ngòi chiến tranh công nghệ Nga-Mỹ?

Những đòn trừng phạt có thể châm ngòi chiến tranh công nghệ Nga-Mỹ?

Kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã thiết lập một số biện pháp ...

Đại sứ Gennady Bezdetko: Việt Nam-Nga đã và sẽ luôn là đối tác tin cậy của nhau

Đại sứ Gennady Bezdetko: Việt Nam-Nga đã và sẽ luôn là đối tác tin cậy của nhau

Nhân Ngày Quốc khánh Nga 12/6, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko có bài viết gửi TG&VN chia sẻ về quan ...

(theo Vzglyad.ru)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Hai kỷ niệm không thể nào quên

Hai kỷ niệm không thể nào quên

Vào ngày 8/5 cách đây 35 năm, Việt Nam và Brazil đã tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ.
Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ Hè bắt đầu từ 1/6.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5: USD khởi sắc so với rổ tiền tệ, lý do Bảng Anh đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5: USD khởi sắc so với rổ tiền tệ, lý do Bảng Anh đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5 ghi nhận đồng USD tăng so với hầu hết các loại tiền tệ khác.
Diễn viên Phan Minh Huyền 'gây sốt' trong bộ ảnh mới

Diễn viên Phan Minh Huyền 'gây sốt' trong bộ ảnh mới

Trong bộ ảnh mới, diễn viên Phan Minh Huyền vô cùng xinh đẹp, gợi cảm và cuốn hút.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động