Cách tiếp cận 'tái trấn an và nghiêm túc' của Mỹ trong vấn đề Biển Đông

Hồng Phúc
TGVN. Trong bài viết trên trang mạng moderndiplomacy.eu ngày 2/3, GS. Pankaj Jha - giảng viên trường Quan hệ quốc tế Jindal, Đại học O P Jindal Global, Ấn Độ đặt ra câu hỏi về viêvj liệu chính quyền Joe Biden có thay đổi chính sách Biển Đông so với chính quyền Donald Trump hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Câu hỏi này trở nên bất hợp lý khi chính quyền Mỹ mới củng cố tuyên bố của Mike Pompeo đưa ra hồi tháng 7/2020.

Chính sách của chính quyền Biden đối với Việt Nam và vấn đề Biển Đông. (Nguồn: National Defense)
Những động thái mới của chính quyền Biden ở Biển Đông cho thấy không có sự chuyển hướng nào từ chính sách của ông Trump đối với Trung Quốc. (Nguồn: National Defense)

Cam kết và hành động

Tháng 7/2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Mike Pompeo đã nêu rõ quan điểm của Mỹ về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với Biển Đông: Mỹ nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định cũng như củng cố “tự do trên biển” theo luật pháp quốc tế và hỗ trợ dòng chảy thương mại không bị gián đoạn cũng như bảo vệ lợi ích của các bên tranh chấp trong ASEAN.

Mỹ cũng tuyên bố rằng “lập trường săn mồi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có chỗ trong thế kỷ XXI”.

Với việc ông Joe Biden trở thành tổng thống mới của Mỹ, trong buổi họp báo ngày 19/2, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rõ rằng Mỹ rất quan ngại về Luật Hải cảnh của Trung Quốc khi cho phép hải cảnh nước này sử dụng vũ lực chống lại các nước khác.

Ngôn từ trong luật này được coi là mang tính đe dọa và củng cố các yêu sách của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông bằng vũ lực.

Trong buổi họp báo trên, Mỹ nêu rõ rằng ngôn từ của luật Hải cảnh mới cho phép hải cảnh Trung Quốc phá hủy các kết cấu kinh tế của các nước khác.

Việc này được hiểu là sẽ hợp pháp hóa việc sử dụng vũ lực theo quan điểm của Trung Quốc để thực thi các yêu sách của nước này ở các khu vực tranh chấp.

Mỹ cũng nhấn mạnh cam kết bảo vệ tuyên bố được Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra vào ngày 13/7/2020 về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố cho biết Mỹ sẽ tuân thủ các cam kết liên minh với Philippines và Nhật Bản.

Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ trong khu vực, được thể hiện qua việc Mỹ triển khai một trong những tàu ngầm tiên tiến USS Ohio (tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường) ở vùng biển tranh chấp.

Rõ ràng, điều này có nghĩa là không có sự chuyển hướng nào từ chính sách của ông Trump đối với Trung Quốc và ông Biden muốn gây sức ép để Trung Quốc ngừng đe dọa các nước láng giềng về các yêu sách chủ quyền trong khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Edward Price tuyên bố: “Mỹ nhắc nhở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tất cả các lực lượng hoạt động ở Biển Đông thực hiện các hành động hàng hải có trách nhiệm, chuyên nghiệp và kiềm chế trong việc thực thi quyền hạn”.

Tiến triển của Bộ tứ

Trên thực tế, các diễn biến trên Biển Đông cũng được thảo luận trong cuộc họp của nhóm Bộ tứ diễn ra ngày 18/2 giữa ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ và cũng được phản ánh trong cuộc họp giữa tân Ngoại trưởng Antony Blinken và người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi.

Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh rằng các đảo Senkaku thuộc phần lãnh thổ có chủ quyền của Nhật Bản nằm trong các nghĩa vụ hiệp ước an ninh của Mỹ.

Sau cuộc họp qua điện thoại của nhóm Bộ tứ, các nước như Australia, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông. Tháng 1/2020, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đi qua Biển Đông để thúc đẩy tự do trên biển.

Australia cũng có lập trường mạnh mẽ sau tranh cãi với Trung Quốc và trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Lloyd J. Austin hồi cuối tháng 1/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Australia tuyên bố rằng Mỹ và Australia sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác liên minh để duy trì an ninh và thực thi trật tự bao trùm và dựa trên luật lệ ở Biển Đông.

Trước đó, Lầu Năm Góc cũng ra tuyên bố duy trì “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên luật pháp và chuẩn mực quốc tế hiện hành sẽ không tồn tại hành vi xấu”. Ngay cả Canberra cũng tuyên bố rằng các hoạt động “gây rối” của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm phức tạp môi trường an ninh của Australia.

Cách tiếp cận 'tái trấn an và nghiêm túc' của Mỹ trong vấn đề Biển Đông
Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông được thể hiện qua việc Mỹ triển khai một trong những tàu ngầm tiên tiến USS Ohio ở Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Sẵn sàng quyết đoán hơn

Có thể thấy, Tổng thống Joe Biden cũng đang đi theo đường lối người tiền nhiệm Donald Trump và đang triển khai các tàu nổi và tàu ngầm đến khu vực tranh chấp. Việc triển khai tàu USS Ohio ở Biển Đông cho thấy Mỹ sẵn sàng có lập trường quyết đoán hơn để bảo vệ đồng minh cũng như duy trì an ninh của Đài Loan.

Trong bối cảnh đó, Washington đã điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCain đến eo biển Đài Loan và chính tàu khu trục này đã đi qua quần đảo Hoàng Sa để thách thức các yêu sách hàng hải trái phép của Trung Quốc.

Việc triển khai tàu ngầm thường xuyên hơn chứng tỏ rằng Mỹ muốn kìm hãm khả năng răn đe mà Trung Quốc thường phô diễn bằng cách triển khai tàu ngầm ở Biển Đông. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sở hữu khả năng chống hạm và tên lửa diệt tàu sân bay, nhưng không nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm.

Tàu Ohio của Mỹ có thể mang gần 154 tên lửa hành trình tomahawk và những tên lửa hành trình này có thể hoạt động hiệu quả do mỗi tên lửa có thể mang gần 453 kg đầu đạn nổ mạnh.

Khả năng tàng hình của một tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn với sức công phá như vậy là một ẩn số đối với một nước như Trung Quốc. Xét về ưu thế công nghệ, đặc biệt là trong các hoạt động dưới nước và khả năng sát thương, Mỹ vượt xa khả năng của Trung Quốc.

Khả năng chống tàu ngầm của Trung Quốc được phát triển để hoạt động gần bờ biển hơn là hoạt động ở ngoài khơi. Trong bối cảnh này, tàu Ohio có lợi thế về khả năng tàng hình; do đó, Trung Quốc sẽ khó phát hiện ngay cả khi ở gần bờ biển.

Mỹ được cho là sẽ triển khai nhiều tàu sân bay và tàu ngầm hơn để răn đe và giám sát các hoạt động quyết đoán của Trung Quốc. Có thể thấy rằng Trung Quốc đang đe dọa Đài Loan nghiêm trọng và cũng đang kiểm soát chặt chẽ tuyến đường tiếp cận Đài Loan qua Biển Đông.

Những tuần đầu của chính quyền Biden, rõ ràng nhiều chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump sẽ được kế tục. Hải quân Mỹ sẽ tiến hành “hoạt động tự do hàng hải” thường xuyên và vào đầu tháng 2/2021, Hải quân Mỹ cho biết hai tàu sân bay đã hoạt động cùng nhau trên vùng Biển Đông tranh chấp.

Trong tuần đầu tiên của tháng 2, tàu khu trục John S McCain đã đi qua eo biển Đài Loan và tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa.

Ngoại trưởng Mỹ mới đã điện đàm với người đồng cấp ở Việt Nam và Philippines, đồng thời đảm bảo rằng Mỹ sẽ không thoái lui lập trường về Biển Đông và bác bỏ hoàn toàn các yêu sách thái quá của Trung Quốc về quyền hàng hải.

Người đứng đầu Bộ trưởng Mỹ cũng trấn an rằng Washingon sẽ cam kết thực thi trật tự dựa trên quy tắc trong các vùng biển tranh chấp.

Tuyên bố được đưa ra sau đó cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken cam kết rằng Mỹ sẽ sát cánh với các bên tranh chấp Đông Nam Á khi đối mặt với áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cách tiếp cận của Mỹ là tái trấn an và nghiêm túc trong thời gian thử thách này ở Biển Đông.

TIN LIÊN QUAN
Biển Đông: Đại sứ Nhật Bản kêu gọi đồng minh của Mỹ hiệp lực đối phó Trung Quốc
Lần đầu tiên từ năm 2002, tàu chiến Đức sẽ tiến vào Biển Đông
Mỹ lộ diện chiến lược quân sự mới trên Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc
Trung Quốc thông báo tập trận suốt tháng Ba ở Biển Đông
Tự tin chiến lược và tham vọng ngoại giao của Nhật Bản qua 'ứng xử' với Bộ tứ

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Atalanta, AS Roma, Bayer Leverkusen và Marseille xuất sắc đánh bại các đối thủ của mình để ghi tên vào bán kết Europa League mùa giải này.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động